hochieu

Luật quốc tịch Nhật Bản – những điều người nước ngoài cần biết

Có rất nhiều các bạn du học sinh, tu nghiệp sinh hay các bạn đi theo diện visa kỹ sư để sang Nhật học tập và làm việc, sau một thời gian các bạn đều muốn ở lại lâu dài ở bên Nhật, thậm chí nhiều bạn cố gắng học tập, làm việc hơn mười năm để chuyển visa vĩnh trú, hay có bạn thì kết hôn với người Nhật để được nhanh chóng đảm bảo chắc chắn sẽ được ở lại bên Nhật . 

Nhưng có chắc rằng các bạn đã hiểu rõ về Luật quốc tịch Nhật dành cho người nước ngoài chưa ? Sau đây là những điều trích dẫn từ Luật quốc tịch có liên quan tới yếu tố người nước ngoài . Cùng Sen Quốc Tế tìm hiểu nhé !

Các bài viết tham khảo :

CHƯƠNG I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1.

Các điều kiện cần thiết để trở thành công dân Nhật Bản sẽ được quy định trong các điều khoản của Luật này.

CHƯƠNG II

NHẬP QUỐC TỊCH

Điều 2. Có quốc tịch do sinh ra.

Trẻ em được công nhận là công dân Nhật Bản nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:

1. Tại thời điểm trẻ em sinh ra, cha hoặc mẹ là công dân Nhật Bản.

2. Cha của trẻ em đã chết trước khi đứa trẻ sinh ra, có quốc tịch Nhật Bản ở thời điểm người cha chết.

3. Trẻ em không xác định được cha mẹ là ai hoặc cha mẹ là người không quốc tịch sinh ra trên lãnh thổ Nhật Bản thì mang quốc tịch Nhật Bản.

> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi: 1900 6162

image?id=s TmGmDlVWurqF9mZ uq2Rw&rev=28&h=430&w=601&ac=1

Điều 3. Có quốc tịch do đăng ký.

1. Trẻ em (kể cả trẻ em đã từng có quốc tịch Nhật Bản) dưới 20 tuổi phải được cha mẹ khai báo và công nhận thông qua việc kết hôn hoặc có thể khai báo với Bộ trưởng Bộ Tư pháp, nếu cha hoặc mẹ được công nhận đã từng có quốc tịch Nhật Bản, đang là công dân Nhật Bản thì tại thời điểm cha hoặc mẹ đứa trẻ chết đi, trẻ em sinh ra mang quốc tịch Nhật Bản.

2. Trẻ em khi đáp ứng phù hợp với khoản 1 Điều này sẽ được công nhận là công dân Nhật bản tại thời điểm khai báo.

Điều 4. Có quốc tịch do được nhập quốc tịch.

1. Một người không phải là công dân Nhật Bản có thể có quốc tịch Nhật Bản do nhập quốc tịch.

2. Bộ trưởng Bộ Tư pháp sẽ quyết định cho phép nhập quốc tịch.

Điều 5.

1. Bộ trưởng Bộ Tư pháp sẽ không đồng ý cho nhập quốc tịch trừ phi người xin nhập quốc tịch đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau đây:

(1) Cư trú trên lãnh thổ Nhật Bản 5 năm liên tiếp;

(2) Từ 20 tuổi trở lên và đầy đủ năng lực pháp luật theo quy định của nước họ;

(3) Có tư cách đạo đức tốt;

(4) Có khả năng đảm bảo cuộc sống của mình bằng nguồn tài sản tự có hoặc bằng khả năng của mình, do vợ, chồng hoặc những người họ hàng chi trả.

(5) Người không quốc tịch hoặc người nước ngoài sẽ được nhập quốc tịch Nhật Bản sau khi xin thôi quốc tịch nước ngoài;

(6) Không bao giờ có âm mưu, tổ chức liên quan đến đảng phái hoặc các tổ chức chính trị khác nhằm lật đổ Chính phủ và Hiến pháp Nhật Bản hiện hành, bởi những quy định bắt buộc của Hiến pháp Nhật Bản.

2. Trường hợp một người nước ngoài không thể xin thôi quốc tịch hiện có của họ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp có thể cho phép họ nhập quốc tịch Nhật Bản, mặc dù người đó không đáp ứng được điều kiện quy định tại mục (5) khoản 1 Điều này, nếu Bộ trưởng Bộ Tư pháp xét thấy hoàn cảnh ngoại lệ như có quan hệ với họ hàng với công dân Nhật Bản, hoặc một số trường hợp ngoại lệ khác.

image?id=s0UbIEaBqnFZG3mKe9u 6hA&rev=6&h=372&w=601&ac=1

Điều 6.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp có thể cho phép một người nước ngoài nhập quốc tịch kể cả khi người nước ngoài không đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại mục (1), khoản 1 Điều 5, có căn cứ chứng minh người đó thuộc một trong các trường hợp sau, và hiện tại cư trú tại Nhật Bản:

(1) Đã có thời gian cư trú trên lãnh thổ Nhật Bản 3 năm liên tiếp và là con của công dân Nhật Bản (bao gồm cả con nuôi);

(2) Sinh ra trên lãnh thổ Nhật Bản và đã có thời gian cư trú tại Nhật Bản 3 năm liên tiếp, hoặc cha hoặc mẹ của họ (bao gồm cả cha và mẹ nuôi) sinh ra trên lãnh thổ Nhật Bản;

(3) Cư trú trên lãnh thổ Nhật Bản 10 năm liên tiếp trở lên.

Điều 7.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp có thể quyết định cho người nước ngoài nhập quốc tịch trường hợp người đó là vợ, chồng của công dân Nhật Bản mặc dù người nước ngoài đó không có đầy đủ các điều kiện quy định tại mục (1) và (2) khoản 1 Điều 5, nếu người đó đã có nhà ở tại Nhật Bản hoặc đã có thời gian cư trú tại Nhật Bản từ 3 năm liên tiếp trở lên hoặc hiện tại đang có nhà ở tại Nhật Bản. Luật tương tự sẽ được áp dụng trong trường hợp ở nơi mà người nước ngoài đã từng là vợ, chồng của công dân Nhật Bản kết hôn với một công dân Nhật Bản đã có nhà ở tại Nhậ Bản 1 năm liên tiếp trở lên.

Điều 8.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp có thể cho phép người nước ngoài nhập quốc tịch mặc dù người nước ngoài đó không đáp ứng được đầy đủ các điều kiện quy định tại mục (1), (2) và (4) khoản 1 Điều 5, nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

(1) Trẻ em (kể cả con nuôi) của công dân Nhật Bản và có nhà ở trên lãnh thổ Nhật Bản;

(2) Trẻ em là con nuôi của công dân Nhật Bản và đã có nhà ở trên lãnh thổ Nhật Bản 1 năm liên tiếp trở lên và là người vị thành niên theo luật pháp nước họ tại thời điểm nhận làm con nuôi;

(3) Người đã mất quốc tịch Nhật Bản (kể cả người đã mất quốc tịch Nhật Bản sau khi được nhập quốc tịch Nhật Bản) và có nhà ở tại Nhật Bản;

(4) Sinh ra trên lãnh thổ Nhật Bản và không có quốc tịch tại thời điểm sinh ra và có nhà ở trên lãnh thổ Nhật Bản 3 năm liên tiếp trở lên.

Điều 9.

Đối với người nước ngoài có công với đất nước Nhật Bản, mặc dù không có các điều kiện quy định tại khoản 1, Điều 5, Bộ trưởng Bộ Tư pháp có thể cho phép nhập quốc tịch cùng với sự phê chuẩn của Nghị Viện.

Điều 10.

1. Khi cho phép người nước ngoài nhập quốc tịch, Bộ trưởng Bộ Tư pháp sẽ thông báo rộng rãi trên công báo.

2. Việc nhập quốc tịch có hiệu lực kể từ ngày đăng công báo.

image?id=sejaBtfqME4a9OuU 62IErg&rev=10&h=325&w=601&ac=1

CHƯƠNG III

MẤT QUỐC TỊCH

Điều 11.

1. Khi nhập quốc tịch nước ngoài, công dân Nhật Bản sẽ mất quốc tịch do chính sự lựa chọn thôi quốc tịch của họ.

2. Công dân Nhật Bản có quốc tịch nước ngoài, sẽ mất quốc tịch Nhật Bản nếu họ lựa chọn quốc tịch nước ngoài phù hợp với quy định của pháp luật nước đó.

Điều 12.

Công dân Nhật Bản sinh ra trên lãnh thổ nước khác và có quốc tịch nước ngoài do sinh ra sẽ mất quốc tịch Nhật Bản ngay từ khi sinh ra, trừ phi người đó mong muốn giữ lại quốc tịch Nhật Bản theo quy định của Luật Gia đình (Luật số 224 năm 1947).

Điều 13.

1. Công dân Nhật Bản có quốc tịch nước ngoài có quyền gửi thông báo tới Bộ trưởng Bộ Tư pháp để từ bỏ quốc tịch Nhật Bản.

2. Quyết định mất quốc tịch Nhật Bản sẽ có hiệu lực ngay từ thời điểm đăng công báo.

CHƯƠNG IV

LỰA CHỌN QUỐC TỊCH

Điều 14.

1. Công dân Nhật Bản có quốc tịch nước ngoài sẽ lựa chọn quốc tịch trước khi đủ 20 tuổi nếu có hai quốc tịch và trước khi đủ 20 tuổi hoặc trong vòng 2 năm kể từ khi người đó có quốc tịch thứ hai nếu như họ có quốc tịch nước đó sau khi đủ 20 tuổi.

2. Sự lựa chọn quốc tịch Nhật Bản sẽ được chấp nhận khi người đó có quyết định thôi quốc tịch và lời tuyên thệ theo quy định của Luật Gia đình trong đó người đó phải cam kết lựa chọn quốc tịch Nhật Bản và từ bỏ quốc tịch nước ngoài.

Điều 15.

1. Bộ trưởng Bộ Tư pháp gửi thông báo yêu cầu công dân Nhật Bản có quốc tịch nước ngoài mà đã quên lựa chọn quốc tịch Nhật Bản trong thời gian quy định tại khoản 1, Điều 14 phải lựa chọn một trong những quốc tịch mà họ đang có.

2. Thông báo nêu ở khoản 1, Điều này phải thể hiện thông cáo trên công báo trong trường hợp người nhận thông báo bị mất tích hoặc trong trường hợp khác không thể gửi thông báo đến người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Trong trường hợp này, thông báo sẽ được gửi tới người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan sau ngày có thông báo trên công báo.

3. Người được gửi thông báo theo quy định tại khoản 2, Điều này sẽ mất quốc tịch Nhật Bản trong thời hạn 1 tháng kể từ ngày nhận được thông báo, trừ khi người đó lựa chọn quốc tịch Nhật Bản trong thời gian quy định. Tuy nhiên, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan không thể lựa chọn quốc tịch Nhật Bản trong thời gian luật định do nguyên nhân khách quan hoặc do một số nguyên nhân khác không phát sinh từ người đó thì người đó được phép lựa chọn quốc tịch sau 2 tuần kể từ ngày người đó có thể thực hiện việc lựa chọn.

Điều 16.

1. Công dân Nhật Bản khai báo lựa chọn quốc tịch sẽ cố gắng từ bỏ quốc tịch nước ngoài của họ.

2. Trường hợp một công dân Nhật Bản đã khai báo lựa chọn quốc tịch nhưng cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài vẫn công nhận người đó là công dân nước ngoài, Bộ trưởng Bộ Tư pháp có thể sẽ tuyên bố người đó mất quốc tịch Nhật Bản nếu như Bộ trưởng phát hiện thấy những quy định trái với sự lựa chọn quốc tịch Nhật Bản của người đó.

3. Khai báo của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan sẽ được công bố rộng rãi.

4. Khai báo lựa chọn quốc tịch quy định tại khoản 2, Điều này được thông báo trên công báo.

5. Người nào làm trái với quy định tại khoản 2 Điều này sẽ mất quốc tịch Nhật Bản trong ngày thông báo trên công báo.

CHƯƠNG V

TRỞ LẠI QUỐC TỊCH

Điều 17.

1. Người dưới 20 tuổi bị mất quốc tịch Nhật Bản theo quy định tại Điều 12 có thể trở lại quốc tịch Nhật Bản bằng cách khai báo với Bộ trưởng Bộ Tư pháp, nếu người đó có nhà ở tại Nhật Bản.

2. Người nào nhận được thông báo theo khoản 2, Điều 15 và đã bị mất quốc tịch Nhật Bản theo khoản 3, Điều 15 có thể nhập quốc tịch trở lại bằng cách khai báo với Bộ trưởng Bộ Tư pháp trong vòng 1 năm sau khi người đó mất quốc tịch, nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại mục (5), khoản 1, Điều 5. Trường hợp người đó không thể khai báo trong thời gian quy định do nguyên nhân khách quan hoặc một số nguyên nhân khác không xuất phát từ ý chí chủ quan thì thời gian khai báo sẽ được kéo dài 1 tháng sau khi người đó có thể tiến hành việc khai báo.

3. Người nào đã tiến hành khai báo theo quy định tại khoản 1, 2, Điều này sẽ được nhập quốc tịch tại thời điểm khai báo.

Điều 18.

Trường hợp người nào mong muốn nhập quốc tịch, lựa chọn quốc tịch hay từ bỏ quốc tịch dưới 15 tuổi, khai báo quốc tịch theo quy định tại khoản 1, Điều 3 hoặc khoản 1, Điều 17, đơn xin nhập quốc tịch, tuyên bố lựa chọn quốc tịch hay khai báo từ bỏ quốc tịch sẽ được thông qua bởi người đại diện có thẩm quyền vì lợi ích của họ.

CHƯƠNG VI

QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP

Điều 19.

Ngoài những điều khoản tại Luật này, quá trình liên quan đến việc nhập quốc tịch hay từ bỏ quốc tịch được xem là thủ tục cần thiết bắt buộc được ghi nhận trong các quy định của Bộ Tư pháp.

Nguồn : luatminhkhue.vn

Trả lời

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.