Một trong những kiến thức thường ngày mà bất cứ du học sinh khi đi du học Nhật Bản hay người lao động nào sang Nhật Bản cũng cần nắm vững đó chính là cách thức phân loại rác. Nhật Bản có một quy trình xử lý, tái sử dụng và tái sinh rác rất bài bản và chi tiết, vì vậy bạn cần phải tuân theo các quy định này. Cũng nhờ cách thức phân loại rác như vậy đã giúp Nhật Bản cải thiện được rất nhiều tình trạng ô nhiễm môi trường và lãng phí tài nguyên.
- Hướng Dẫn Mua Vé Tàu Điện cho các tân du học sinh đi du học Nhật Bản
- Những điều cần biết khi sử dụng điện thoại ở Nhật
- Quy định về mang hành lý khi đi nước ngoài của Vietnam Airlines
I. Quy định đổ rác:
Phải đổ rác ra trong khoảng thời gian từ sáng sớm đến 8:30 sáng của ngày thu rác đã được quy định và phải bỏ ra nơi đã được quy định.
II. Phân loại rác:
Rác trong gia đình được phân loại thành 6 loại như sau :
1. Rác cháy được : Rác tươi (các món nấu vụn, cơm thừa, vỏ trái cây, bã trà,vỏ trứng, rau thừa…), tàn thuốc lá, giấy vụn, đũa dùng một lần, tăm tre để xiên nướng, hộp giấy, cây cỏ, lá khô, bụi của máy hút bụi, hàng đồ da, gỗ vụn trong công việc làm tại nhà, băng vệ sinh, tã giấy…
Lưu ý :
- Khi bỏ rác, bỏ vào bao nhựa dẻo hoặc bao nhựa nylong có bán bên ngoài… và buộc miệng bao lại trước khi bỏ rác.
- Rác nhà bếp phải được để khô nước, bao gói lại trước khi bỏ vào bao.
- Gỗ vụn, cành cây trong vườn… phải được cắt ngắn cỡ 50cm, dùng dây cột bó lại trước khi bỏ ra.
2. Rác không cháy được : Sản phẩm làm bằng nhựa cứng (chai chứa dầu gội đầu, hộp đựng bột giặt, bao đựng thức ăn, đồ chơi…) sản phẩm bằng nhựa dẻo, sản phẩm bằng nhựa vinyl, sản phẩm làm bằng nhựa ni lông, nhựa xốp, cao su các loại (giày thể thao, giày ống cao, dép…), sản phẩm da nhân tạo, đồ gốm các loại, lưỡi dao cạo, bóng đèn điện, kính, lọ mỹ phẩm, thủy tinh pha lê, ô dù, ghế ngồi, bình thủy, lọ xịt, lon đựng sơn…
Lưu ý :
- Rác không cháy được phải cho vào bao nhựa dẻo hoặc bao nhựa vinyl trước khi bỏ ra.
- Những thứ to lớn không thể bỏ vào bao tải được thì làm sao đừng rơi rớt đây đó.
- Lọ bình xịt có thể gây nguy cơ nổ,cần phải cho xì ra hết khí bên tronng trước khi bỏ ra.
- Khi bỏ vật nguy hiểm như lưỡi dao cạo… phải bọc trong giấy báo và ghi chữ “危険(kiken):nguy hiểm”, xong cho vào bao nhựa vinyl trước khi bỏ ra.
3. Rác tài nguyên : Giấy các loại (giấy báo, tờ rơi quảng cáo, giấy báo gói hàng, hộp đựng quần áo, hộp đựng giầy, hộp trống, thùng giấy carton…), quần áo, vải vụn cũ, lon rỗng (bia, rượu, nước giải khát, thức ăn đóng hộp, chai đựng sữa…), kính bể, chai, bộ đồ ăn (son, nồi, niêu, ấm nước, sắt vụn, xe đạp, gia cụ bằng sắt thép…), đồ điện gia dụng (tivi, máy giặt, tủ lạnh, dàn máy stereo, lò sưởi, bếp gas… một số rác loại này là thu có phí), mền nệm…
Lưu ý :
- Lon và chai cho vào bao nhựa dẻo hoặc bao nhựa vinyl trước khi bỏ ra.
- Giấy các loại, quần áo các loại phải chia theo loại và buộc dây theo hình chữ thập, và giữ sao cho nó không bị mưa ướt khi bỏ ra.
- Chai và lon phải rửa qua một lần cho hết chất ở bên trong trước khi bỏ ra.
- Thuỷ tinh bể vỡ phải gói bằng giấy báo…, bỏ vào bao va ghi chữ “ガラス(Garasu)= thủy tinh” bên ngoài bao trước khi bỏ ra.
4. Rác có hại : Pin, bóng đèn huỳnh quang, nhiệt kế.
Lưu ý :
- Cho vào bao nhựa dẻo hoặc bao nhựa vinyl trước khi bỏ ra.
- Bên ngoài bao ghi rõ “有害ごみ(Yuugai gomi) = rác có hại” trước khi bỏ ra.
- Không bỏ lẫn với rác tài nguyên trước khi bỏ ra .
- Pin có chứa chất thủy ngân hữu cơ độc hại, do đó hãy bỏ vào bao trong có thể nhìn thấy bên trong và tuân theo cách bỏ đã được quy định.
5. Rác cồng kềnh : Gia cụ các loại (bàn gỗ,ghế gỗ, tủ đựng quần áo, bàn kính trang điểm, giường, thảm cao cấp các loại, thảm thường các loại, tấm đệm…), cửa các loại (cửa ra vào, cửa giấy kiểu Nhật …) – Rác lớn cồng kềnh là những đồ vật như nêu trên mà có kích cỡ khoảng trên 1m2.
Lưu ý :
- Khi mua cửa các loại…thì hãy yêu cầu người bán hàng thu nhận đồ cũ.
- Đồ gỗ có thể cắt ra thành từng tấm có mỗi cạnh dưới 50cm, bó lại và bỏ ra vào ngày rác đốt được.
- Rác lớn cồng kềnh bỏ ra trước cửa nhà hoặc bỏ ra nơi mà xe (tấn) có thể vào được.
- Bỏ rác theo chế độ xin bỏ rác bằng điện thoại. Tùy theo loại đồ vật, có trường hợp phải trả một khoản phí thủ tục thu hồi rác.
6. Rác thu gom : Xe máy, chiếu tatami, lốp xe, dầu phế thải…
Trên là cách phân loại rác ở Nhật, các bạn cố gắng nắm chắc kiến thức này để khi sang Nhât không bị bỡ ngỡ nhé.
Chúc các bạn thành công!
CÔNG TY CỔ PHẦN SEN QUỐC TẾ
Chuyên Đào tạo Nhật ngữ – tư vấn hồ sơ du học Nhật Bản – Biên phiên dịch tiếng Nhật
36A Đặng Tất P. Vĩnh Hải Tp Nha Trang Khánh Hòa
Tel/Fax: +8458.3838.279 Mobil: 0966.777.628 (Mr Ca)
Email: info@senquocte.com Webs
Facebook: