DIACHI

Hầu hết đường phố ở Nhật Bản không có tên, vì sao họ vẫn tìm được đường

Có bạn nào thắc mắc, hầu hết đường phố Nhật Bản không có tên, nhưng họ vẫn tìm được đường không?

Hầu hết đường phố ở Nhật Bản không có tên, vì sao họ vẫn tìm được đường

Các bài viết gần đây : 

Đặt tên đường theo danh từ riêng (Việt Nam), theo chữ hay theo số (New York và một số thành phố, Mỹ), hay thậm chí là không đặt tên (Nhật Bản), thì điều quan trọng là cần có quy tắc, một tiêu chí riêng để người dân không bị hoang mang khi đi tìm nhà ngay tại nước mình, để khi nhìn vào, quốc tế định nghĩa được ngay được bộ giá trị mà Việt Nam đang theo đuổi. Chúng chứa đựng thông điệp văn hóa gì, hay là để đáp ứng yêu cầu hành chính, địa giới một cách tiện dụng ngay cả với người ngoại quốc.

Với quy tắc đánh địa chỉ quá đặc thù của mình, Nhật Bản cho thấy việc có tên hay không có tên đường không phải là vấn đề. Vấn đề là cần có một bộ quy tắc thống nhất, cộng với việc cung cấp một hệ thống tìm kiếm tiện lợi cho người dân. Khi đó, mọi việc đều trở nên dễ dàng

Những con đường không tên

“Đi tìm nhà ở Nhật rất khó chịu” – ấy là cảm giác chung mà nhiều ngườiViệt cũng như nhiều người ngoại quốc khác sẽ vướng phải khi mới chỉ đặt chân lên đất nước “Mặt trời mọc” này một đôi lần.

Bởi vì hầu hết đường phố ở Nhật Bản đều không có tên. Thay vào đó, họ đặt tên theo từng block nhà. Cách đặt này là do từ ngày xưa đã vậy rồi, bây giờ không đổi lại nữa, biến điều này hoặc thành một thách thức thú vị với những ai ưa cái đức kiên trì của người Nhật, hoặc thành một trải nghiệm không mấy dễ chịu khi lịch trình hạn hẹp mà tàu điện ngầm thì không đợi ai.

Thực ra, nói cho đúng hơn thì người Nhật vẫn đặt tên cho đường lớn, chỉ đường nhỏ là không đặt tên.

Hầu hết đường phố ở Nhật Bản không có tên, vì sao họ vẫn tìm được đường

Mỗi block nhà được bao bọc bởi các con đường nhỏ – những thế hệ say mê truyện tranh Doremon hẳn sẽ dễ dàng hình dung được điều này. Đặt tên theo block thì sẽ đặt tên chung cho một khu lớn.

Dựa vào các đường đi cắt qua, người ta chia ra một địa khu (地区 – tương đương quận ở Việt Nam) thành các khu nhỏ hơn. Ví dụ, Hongo được chia làm 5, 6 phần nhỏ hơn. Còn khu Nezu thì nhỏ hơn nên chỉ chia đôi thôi, thành Nezu 1, Nezu 2.

Trong Hongo 2 lại chia tiếp thành 1, 2, 3…

Rồi trong Hongo 2-1, Hongo 2-2… lại chia tiếp, là tới số nhà.

Hoặc là ở mỗi góc phố đều có bản đồ khu phố. Nhìn cái là ra ngay. Cũng như đi ở Việt Nam thì ở đầu ngõ, hẻm có cái bảng, thì đi trên đường ở đây cũng có cái bảng, nhưng không phải cho mỗi ngõ, hẻm, mà là cho cả khu phố.

Số nhà 2 thì tự tìm trong block 31. Từ chỗ You are here (màu đỏ), qua đường rồi đi sang trái rồi đi sang phải. Ở Nhật là tìm đường như vậy đó.

Bản đồ chi tiết và ít biến đổi

Ở Việt Nam, “mê cung” không chỉ là những số nhà đánh loạn và tên đường đặt bất quy tắc. Mê cung đường phố còn là những ngõ, hẻm, xẹt đâm ngang đâm dọc mà bản đồ không thể hiển thị.

Hầu hết đường phố ở Nhật Bản không có tên, vì sao họ vẫn tìm được đường

Vì thế, Sài Gòn có câu chuyện hẻm và người. Những con hẻm chật chội, làm người ta hoang mang khi tưởng đã lạc chân đến đường cụt rồi, bất ngờ lại mở ra một lối thông ra đường lớn. Đang trong hẻm sâu hun hút chợt gặp một bùng binh rộng với một khu chợ nhỏ giống như hoạt động “bí mật” trong lòng phố – mà nhà báo Như Thuần đã có lần thổ lộ.

Ở Hà Nội, khi kẹt xe, những con ngõ khiến con người xích lại với nhau. Chỉ sau mươi, mười lăm phút kẹt xe, thế nào cũng có tiếng người hỏi,“ngõ này có thông ra đường ABC không bác?”, hoặc từ đâu xuất hiện một “tình nguyện viên” hàng nước hay xe ôm: “Rẽ vào đây, đi ngõ này là thông ra đường XY”…

Ở Nhật Bản thì không thế. Bản đồ như trên là hết đường rồi, tới block là lo tìm nhà thôi, không có đường nhánh để thành mê cung nữa. Vậy cũng nói, tuy không có tên đường nhưng việc tìm các block nhà lại không gặp khó khăn nếu trong tay có bản đồ.

Ngoài ra, là vì chung cư nên thường giáp với 2 mặt đường. Là một tòa nhà thì nên là số 2 đường Giảng Võ hay số 4 Giang Văn Minh? Cái sự khó nó là như vậy.

Với quy tắc đặt tên như ở Nhật Bản, người trẻ thì dùng bản đồ trên máy là được. Người già thì họ xem bản đồ ở ngoài. Hoặc lúc nào không có máy thì mọi người xem bản đồ ở ngoài là tìm ra.

Một điểm đáng chú ý là người Nhật cũng không dùng tên các danh nhân để đặt tên đường. Lý do thì chưa rõ, chỉ là không thấy bao giờ…

Nguồn: yeunhatban

quangcao

CÔNG TY CỔ PHẦN SEN QUỐC TẾ
Chuyên Đào tạo Nhật ngữ – tư vấn hồ sơ du học Nhật Bản 
36A Đặng Tất P. Vĩnh Hải Tp Nha Trang Khánh Hòa
Tel/Fax: +8458.3838.279 Mobil: 0966.777.628 (Mr Ca)
Email: info@senquocte.com Website:http://senquocte.com
Facebook: https://www.facebook.com/senquocte

Trả lời

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.