đại học nhật

Thi vào đại học Nhật có khó không?

  • Updated
  • Posted in Tin Tức
  • 27 mins read

Có rất nhiều bạn đi du học Nhật Bản đang băn khoăn về chương trình học đại học ở Nhật: sau khi học xong trường tiếng thì thi lên đại học thế nào? hay học đại học ở nhật có khó không? chi phí học đại học ở nhật hết bao nhiêu? học cao đẳng/ đại học ở Nhật nên chọn ngành nào? Sau đây mình xin chia sẻ lại một số thông tin về vấn đề học đại học ở Nhật Bản.

Các bài viết gần đây : 

Học đại học ở Nhật có khó không?

Môi trường ĐH Nhật không khác Việt Nam nhiều lắm, nếu không nói là rất giống nhau – “vào khó ra dễ”: nghỉ học, ngủ trong lớp, đến ngày thi mới học, nợ môn……Tất nhiên trừ các trường nổi tiếng, và học sinh Nhật ít quay tài liệu khi đề đóng. Sau khi học xong 4 năm ở Đại học ở Nhật chắc chắn suy nghĩ của bạn sẽ khác với học chuyên môn Senmon rất nhiều, không bao giờ là trễ, mình khuyên nên học ĐH, mình thấy các có rất nhiều người đã tốt nghiệp ĐH ở VN vẫn qua đây học lại, chính mình cũng mới tốt nghiệp ĐH ở Nhật ở tuổi 27.

Chi phí học đại học ở Nhật Bản hết bao nhiêu?

Dưới đây là bảng học phí học đại học (tham khảo):

ĐẠI HỌC QUỐC LẬP

1. Lớp ngày

– Phí nhập học : ~280.000 (đóng 1 lần duy nhất)

– Học phí : ~550.000

2. Lớp đêm:

– Phí nhập học : ~140.000 (đóng 1 lần duy nhất)

– Học phí : ~270.000

ĐẠI HỌC CÔNG LẬP (thường là đại học tỉnh lập)

– Học phí khác nhau tùy theo người học sống trong hay ngoài tỉnh đó, tuy nhiên có thể xem như là khoảng 550.000yen/năm

– Phí nhập học: từ 100 ~ 400.000yen

ĐẠI HỌC TƯ

học phí rất khác nhau, tuy nhiên có thể tham khảo con số dưới đây là trung bình của tất cả các trường tư lập cho Bọ Giáo dục Nhật thống kê năm 2011

– Khối văn hóa, xã hội

+ phí nhập học = 253.167

+ Học phí = 743.699

+ Cơ sở vật chất =158.540

– Khối Kỹ thuật

+ phí nhập học = 267.869

+ Học phí = 1.040.472

+ Cơ sở vật chất =189.406

– Khối Y Dược Nha

+ phí nhập học = 1.020.487

+ Học phí = 2.896.519

+ Cơ sở vật chất = 884.816

Thi vào đại học có khó không?

EJU là ký hiệu viết tắt của Examination for Japanese University Admission for International Students. Đây là kỳ thi dành cho các sinh viên quốc tế có dự định học tập tại các trường đại học, cao đẳng ở Nhật. Mục đích của kỳ thi này là đánh giá khả năng tiếng Nhật và các kiến thức cơ bản cần thiết để có thể vào học tại các trường đại học, cao đẳng ở Nhật.

X0kxJ1MAALVlEtPZiEdR8xqfZU5J5ESwjObzEnYq5J33T31FDAOTQpiGrs7skXEIUloffSYsobGOUL SMd uEb5m5keOH1i6eEMMN9oP sdOEE4M55Nsxe3sS1ayviwqI EcFZRe

Học đại học ở Nhật Bản

Muốn vào học tại các trường đại học/cao đẳng ở Nhật thì bắt buộc phải thi EJU?

Không hẳn!

Không phải tất cả các trường ĐH/CĐ ở Nhật đều sử dụng kết quả kỳ thi EJU để xét tuyển sinh viên vào học trường mình. Tuy nhiên, cần lưu ý là có đến 95% các trường đại học quốc gia tại Nhật Bản đều yêu cầu người nộp đơn phải có EJU và 65% các trường đại học công lập, 44% các trường đại học tư nhân cũng đòi hỏi phải có EJU. Nếu không có EJU, thì học sinh sẽ không có nhiều lựa chọn, phạm vi theo học các trường sẽ bị thu hẹp. Do đó, tốt hơn hết, khi muốn đi du học Nhật Bản, bạn cần có EJU

Những ai được đăng ký thi EJU? Được thi EJU bao nhiêu lần?

Kỳ thi EJU không hạn chế về tuổi của thí sinh và số lần thi mà thí sinh tham gia. Do đó, dù học sinh đang học cấp 3, vẫn hoàn toàn có thể tham gia kỳ thi.

– Kết quả thi EJU chỉ có hiệu lực trong 02 năm.

– Nếu thi EJU từ 02 lần trở lên thì bạn có quyền sử dụng kết quả tốt hơn để nộp cho trường bạn muốn xin vào học. Cần kiểm tra xem trường có yêu cầu phải nộp kết quả EJU thi trong giới hạn thời gian nào hay không.

EJU thi những môn gì?

Tùy theo yêu cầu của trường bạn định xin vào học và ngành học của bạn mà bạn lựa chọn những môn thi EJU phù hợp cho mình từ những môn dưới đây:

1. Tiếng Nhật: kiểm tra trình độ Tiếng Nhật để học tại trường Đại học của Nhật Bản. Bao gồm 4 kỹ năng: Viết, Nghe hiểu, Nghe đọc hiểu, Đọc hiểu.

2. Khoa học tự nhiên (có thể chọn thi 2 trong 3 môn Vật lí, Hóa, Sinh học)

3. Nhật Bản & thế giới (Khoa học xã hội: kiến thức xã hội tổng hợp về lịch sử, kinh tế, chính trị, xã hội Nhật Bản và Thế giới)

4. Toán học (có 2 loại: Course 1 là Toán thông thường, hoặc Course 2 là Toán nâng cao)

 

Môn

Thời gian

Mục đích

Tiếng Nhật

(Đọc hiểu, Nghe đọc hiểu:

400điểm)

125 phút

Đánh giá trình độ Tiếng Nhật (Tiếng Nhật hàn lâm) cần có để học tập tại các trường Đại học của Nhật bản .

(Bài luận:

0~50 điểm)

 

Khoa học

tự nhiên (KHTN)

200 điểm

80 phút

Đánh giá trình độ kiến thức cơ bản về các môn Khoa học tự nhiên (Vật lý/Hóa học/Sinh vật) cần thiết để học các ngành thuộc khối Khoa học tự nhiên trong các trường Đại học của Nhật bản.

Khoa học

xã hội (KHXH)

200 điểm

80 phút

Đánh giá trình độ kiến thức cơ bản về khoa học xã hội cần thiết để học tại các trường Đại học của Nhật Bản, đặc biệt là khả năng tư duy và lý luận.

Toán học

200 điểm

80 phút

Đánh giá trình độ kiến thức cơ bản về toán cần thiết cho việc học tại các trường Đại học của Nhật Bản

Thi EJU bao nhiêu điểm thì đậu?

Không có khái niệm “Đậu” hay “Rớt” trong kỳ thi EJU. Các trường đại học, cao đẳng tại Nhật Bản sẽ dựa trên kết quả thi EJU của thí sinh khi xem xét hồ sơ xin vào học. Vì vậy, nếu điểm thi EJU của bạn càng cao, có nghĩa là cơ hội được vào học đại học tại Nhật Bản của bạn càng lớn.

Có thể thi EJU bằng tiếng Việt không?

Không. Tuy nhiên, nếu không giỏi tiếng Nhật, bạn có thể lựa chọn thi bằng tiếng Anh.

Lưu ý: Tuy nhiên, đề thi bằng Tiếng Nhật và bằng Tiếng Anh được in ở 2 tập khác khau cho nên khi nộp đơn dự thi, thí sinh phải lựa chọn ngôn ngữ thi theo yêu cầu của trường Đại học mà mình có nguyện vọng dự thi.

Môn Tiếng Nhật làm bài theo hình thức trắc nghiệm và tự luận. Các môn KHTN, KHXH và Toán trả lời theo hình thức trắc nghiệm.

Thời gian thi EJU:

Kỳ thi EJU được tổ chức 02 lần/năm vào tháng 6 và tháng 11.

Thời gian đăng ký thi EJU

Thời gian nộp hồ sơ đăng ký thi EJU là từ đầu tháng 2-đầu tháng 3 hàng năm, và từ đầu tháng 7-cuối tháng 7 hàng năm.

Địa điểm thi EJU ở Việt Nam:

Tại Hà Nội: Trường Đại học Ngoại Thương Hà Nội

Tại Tp. Hồ Chí Minh: Trường Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn Tp. Hồ Chí Minh

Cách thức nhập học:

Sau khi có kết quả EJU, thí sinh hoàn thiện bộ hồ sơ xin đăng ký học của trường Đại học mà mình có nguyện vọng theo học, nộp đơn xin học cùng với các giấy tờ cần thiết khác.

Các trường sẽ tiến hành tuyển chọn sau khi nhận bộ hồ sơ đăng ký học. Nếu như trúng tuyển, bạn bắt đầu làm thủ tục nhập học.

Chế độ đăng ký xin cấp Học bổng Khuyến học dành cho sinh viên nước ngoài du học tư phí

Trong số những thí sinh có nguyện vọng xin cấp Học bổng, những thí sinh có thành tích xuất sắc sẽ được chấp nhận và những học sinh này sẽ nhận được học bổng “Học bổng Khuyến học dành cho sinh viên du học tư phí” sau khi nhập học vào các trường Đại học của Nhật Bản.

Chế độ cấp giấy nhập học trước khi đến Nhật Bản

Sau khi tham gia và trúng tuyển kỳ thi du học Nhật Bản, EJU sẽ căn cứ vào các trường có khả năng cấp giấy phép nhập học cho tất cả học sinh trước khi sang Nhật.

Học đại học ở Nhật thì nên chọn ngành nào?

Theo mình nhận thấy, ngành công nghệ thông tin, xây dựng, cơ khí, ngôn ngữ Nhật là có nhiều cơ hội việc làm nhất. Tất nhiên các ngành khác bạn cũng có thể học – còn phải theo đam mê, sở trường và mục tiêu của bạn nữa chứ.

yj3Jx Ups VQ36SQl4EMFs46EfUQvmT4EWZ Zg7j1iIiLblDR3WH Sjdh08kINc38UZnjlfCNhiBkHgXt1xuX8NogrnbSNVFFxlBrLiZrpM8gThWuOsuZt YJfS1VAHPPhjzhh5D

Kinh nghiệm của du học sinh khi học đại học ở Nhật

Các trường đại học Nhật Bản được trang bị rất hoàn hảo từ thư viện, phòng máy tính, phòng nghiên cứu, phòng thí nghiệm đến ký túc xá, nhà ăn, nhà tập thể dục, bể bơi, sân bóng…nhằm phục vụ tốt nhất mục đích học tập, nghiên cứu và nghỉ ngơi của sinh viên. Ví dụ, thư viện được xây dựng khang trang với một kho sách đồ sộ, sinh viên ai cũng có thể mượn sách miễn phí mang về nhà học hoặc học tại thư viện. Phòng máy tính cũng được trang bị rất hiện đại, bất cứ ai cũng có thể sử dụng được và nhiều nơi còn cho phép sinh viên sử dụng 24/24. Các phòng ốc của các trường đại học luôn được trang bị đầy đủ hệ thống máy lạnh, lò sưởi làm bạn cảm thấy rất thoải mái trong những ngày đông lạnh giá hoặc ngày hè nóng nực.

y1NQuryrTEtp3eE9qWewwYb1Ffu0Fd hNukouly4fWTyiQlBIxRa8B9Hd JhwZ lTrxvn34s2Xx3hNrT8BRFe3frLemiQEKAtGdw8Kgd

Nhà ăn ở trường cũng rất tiện lợi và rẻ. Rất nhiều sinh viên, không nấu ăn ở nhà mà chủ yếu ăn ở nhà ăn. Ngoài ra, ở trường đại học còn có cả hiệu sách, đại lý bán vé tàu, cửa hàng giặt đồ, cửa hàng văn phòng phẩm, máy rút tiền ATM,… rất thuận tiện. Tại nhà tập thể dục thể thao, bể bơi, sân bóng, sinh viên có thể thư giãn sau những giờ phút học tập căng thẳng.

Giờ học

Phần lớn các trường đại học Nhật Bản giảng dạy bằng tiếng Nhật. Cả hai lần du học Nhật Bản, tôi cũng học bằng tiếng Nhật. Khi mới đặt chân tới Nhật, tiếng Nhật chưa đủ, việc nghe giảng của tôi đã gặp rất nhiều khó khăn. Sau mỗi giờ học, tôi thường phải mượn vở của những người bạn Nhật, mượn rất nhiều tài liệu tham khảo ở thư viện, về Phòng nghiên cứu để vừa tự ôn lại bài giảng, vừa làm bài tập. Vì vậy, theo tôi, trước khi vào học chính thức tại một trường đại học nào đó, bạn nên cố gắng trang bị càng nhiều tiếng Nhật càng tốt. Ngoài ra, trong các bài giảng của các giáo sư Nhật Bản, bên cạnh sách giáo khoa, sách tham khảo cũng được sử dụng rất nhiều, và khối lượng sinh viên phải tự học cũng rất lớn. Bạn nên tranh thủ đọc càng nhiều sách tham khảo càng tốt. Kết quả học tập mỗi môn học sẽ được đánh giá thông qua điểm thi giữa kỳ, cuối kỳ, report và cả những phát biểu tại những buổi thảo luận.

Làm thêm

Theo tôi việc làm thêm cũng cần thiết đối với những du học sinh tự túc. Tôi cũng làm thêm nhiều việc như làm tại tiệm ăn Việt Nam, dạy tiếng Việt cho người Nhật, dịch tài liệu,… Tiền thù lao làm thêm tại các tiệm ăn thông thường khoảng 800yên/giờ, bao gồm cả ăn trưa hoặc tối. Những công việc khác như dạy tiếng Việt, dịch thuật thì có mức lương cao hơn nhưng rất khó tìm và không phải khi nào cũng có. Đi làm thêm giúp tôi kiếm một phần sinh hoạt phí, nhưng làm thêm còn là một cơ hội tốt cho tôi tìm hiểu xã hội, con người Nhật Bản. Tuy nhiên, bên cạnh tôi cũng có một vài người bạn do tập trung quá vào việc làm thêm, bỏ bê việc học hành, dẫn đến một kết quả học tập không tốt. Cũng có một số người làm những công viêc nguy hiểm. Làm thêm như vậy thì không nên. Ở trường đại học, cũng có chỗ giới thiệu công việc làm thêm cho bạn, bạn thử đến đó tham khảo xem sao.

Học bổng

Ngày nay, số lượng du học sinh ở Nhật Bản ngày một nhiều, vì vậy việc xin học bổng cũng ngày càng khó khăn. Qua bảng thông báo của nhà trường, những cuốn sách hướng dẫn tìm kiếm học bổng cho du học sinh và qua thông tin từ bạn bè, tôi đã lập một danh sách những học bổng mà mình thoả mãn điều kiện dự tuyển, sau đó tôi đã nộp hồ sơ xin học bổng rất nhiều lần. Những học bổng có giá trị cao, đối tượng tuyển rộng rãi (không giới hạn quốc tịch, ngành nghề chắng hạn) là những học bổng rất khó xin. Sau nhiều lần nộp hồ sơ tôi nhận thấy rằng, thành tích học tập cùng với bộ hồ sơ chuẩn bị thật chu đáo là những yếu tố quan trọng quyết định bạn có được chấp thuận hay không. Bộ hồ sơ xin học bổng thường bao gồm Bảng thành tích học tập, Giấy chứng nhận đã đăng ký cư trú dành cho người nước ngoài, Bản kế hoạch nghiên cứu, kế hoạch học tập… Vì phải tiến hành nộp đơn nhiều lần, nên theo tôi để tiết kiệm thời gian cho mỗi lần nộp đơn bạn nên luôn chuẩn bị sẵn những giấy tờ nêu trên. Ngoài ra, từ thời điểm nộp đơn xin học bổng đến thời điểm được chấp thuận là một khoảng thời gian khá dài, nên bạn cũng cần theo dõi xem tiến trình đến đâu.

Cuộc sống ở Nhật Bản

Ở Nhật Bản, bất cứ cái gì bạn cần đều có thể mua được. Hệ thống những cửa hàng tiện ích mở cửa 24 tiếng một ngày có ở khắp nơi.

Trong suốt thời gian du học, tôi đã sống với một gia đình người Nhật. Nhưng nhiều bạn bè tôi sống trong ký túc của trường. So với nhà thuê ở ngoài, thì ký túc xá chật chội hơi, nhiều trang thiết bị phải sử dụng chung, nhưng tiền nhà ở ký túc xá lại rẻ hơn rất nhiều so với bên ngoài, và ở trong ký túc xá bạn còn có thể kết bạn với nhiều sinh viên người Nhật cũng như sinh viên nước ngoài cùng sống chung ký túc xá. Còn tôi, qua những câu chuyện giao lưu với gia đình người Nhật mà tôi sống chung, không những tôi nâng cao được năng lực tiếng Nhật mà tôi cũng học hỏi được rất nhiều điều về văn hoá, sinh hoạt của người Nhật.

Ở Nhật người ta ít sử dụng xe máy. Hệ thống xe buýt và tàu điện ở Nhật Bản rất phát triển giúp bạn đi tới bất cư nơi đâu bạn muốn trên nước Nhật. Nên bạn chỉ cần mua thêm chiếc xe đạp là tiện lợi nhất. Phần lớn sinh viên ở Nhật sử dụng xe đạp làm phương tiện đi lại.

Vào ngày nghỉ, tôi thường tranh thủ đi thăm các di tích lich sử, danh lam thắng cảnh, chùa chiền hoặc đi dạo tại các trung tâm mua sắm. Vào những đợt nghỉ dài, tôi hay cùng bè bạn đi du lịch đâu đó hoặc đi nghỉ ở suối nước nóng.

Một vài lời nhắn gửi tới các bạn có nguyện vọng du học Nhật Bản

Ngày nay, cùng với sự phát triển không ngừng của internet, các bạn có thể thu thập được bất cứ thông tin gì về du học Nhật Bản. Tôi mong rằng các bạn sẽ thu thập thật nhiều thông tin về du học Nhật Bản sau đó sẽ đề ra một mục tiêu cụ thể và một kế hoạch du học thật chu đáo.
Chúc các bạn có một chuyến du học Nhật Bản thành công !
Nguồn:duhoc.japan
quangcao

CÔNG TY CỔ PHẦN SEN QUỐC TẾ
Chuyên Đào tạo Nhật ngữ – tư vấn hồ sơ du học Nhật Bản 
36A Đặng Tất P. Vĩnh Hải Tp Nha Trang Khánh Hòa
Tel/Fax: +8458.3838.279 Mobil: 0966.777.628 (Mr Ca)
Email: info@senquocte.com Website:http://senquocte.com
Facebook: https://www.facebook.com/senquocte

Trả lời

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.