6 điều ngược ở nhật bản

6 điều ngược đời chỉ có ở Nhật Bản


<br />

Các bài viết liên quan : 

KUy2OvK 375JCa gWb sykvaIU9w0oZjbi7EbSs8eIrkFwSC3Clrnx3rgHP8 c1SsOi7hzXfeWn88A0R8rplZjsmQ2D5NE zoE40lFWkoXWcTs WbCS8lEvm8vRTvBqanuHG28A.

Nổi tiếng với là nơi có nề nếp và rất quy củ, đất nước Mặt trời mọc không chỉ là nơi duy nhất chiều lòng bạn với món kem vị bạch tuộc hay sự tiện lợi của bồn vệ sinh tự động xịt nước và… hong khô mà nơi đây còn trở nên “ngược đời” – khác hẳn với các nền văn hóa khác. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu một số thói quen khó hiểu tại Nhật khiến bạn bật cười.

1. Ngủ ở văn phòng là… đáng khuyến khích

Ở nhiều quốc gia, việc nhân viên bị sếp bắt gặp ngủ gật trong văn phòng thường là một tai họa. Tuy nhiên tại Nhật, hành động này lại hoàn toàn được chấp nhận, đôi khi còn được khuyến khích.

KD6lDt0tmEi3Hy3cyx45GxaXOSn9c0Swcu blV DjBLKlaAsmNh7V6cZD68AWek c9ZjB R4ogW5o9zVZgL954

Lý do là bởi người Nhật cho rằng, nếu bạn ngủ tại nơi làm việc – điều đó không có nghĩa là bạn lười biếng mà ngược lại là bạn quá chăm chỉ.

e54X2ILlpO6xs CWAbaY360EWgfbnZC uTeDQYiVrcZRKue8MOa5RksnPAT KyRGD4WZz2yY8pqhx640GqLJvI5XZ U7647g7LSvI34s4Ecp0ws5uI9UnbqbSyA8lahiMJBzZ0b

Đối với sếp Nhật, một người nhân viên ngủ gật là người vô cùng tận tâm với công việc đến nỗi họ không ngủ đủ giấc ở nhà. Do đó, sẽ không có lý do gì để trách mắng hay kiểm điểm một nhân viên tận tâm với nghề như vậy.

2. Hàm răng đẹp là phải có… răng khểnh

Trái ngược với những đứa trẻ ở các quốc gia khác phải đeo niềng răng để có hàm răng đều và thẳng, nhiều phụ nữ và các em gái Nhật lại đến viện phẫu thuật để có chiếc răng khểnh.

Theo đó, các bác sĩ ở đây sẽ làm thủ thuật để ép chiếc răng nanh sao cho chúng vểnh ra phía ngoài. Phong trào này trở nên phổ biến khắp nơi sau khi được “quảng bá” bởi nhiều ngôi sao nhạc Pop và người nổi tiếng. Họ cho rằng, một chiếc răng khểnh khiến họ nâng cao độ duyên của mình lên gấp bội phần.

Để phù hợp với xu thế, nhiều phòng khám răng còn tạo ra những phiên bản răng khểnh “tạm thời” dành cho người muốn thay đổi ý định sau đó.

3. Nhường ghế cho người già là… bất lịch sự

Ở Nhật Bản, người ta coi việc nhường ghế cho người già – một cử chỉ thường được cho là tốt đẹp – lại có phần nào bất lịch sự.

cKy5B2JxC3emlLhUYD5NXICdKY t44tM4up25YX5g V5irOSwWuMN6flsHeHE W1fxhlaGp2pButPgxDEigK1mcBIXvY79Be X EW2cP 9DdJwe4e28cmKtWDWQJfgFN002gVFJy

Đó là bởi người Nhật có tinh thần samurai cao. Họ không muốn thừa nhận hay cảm giác rằng mình yếu đuối hơn những người khác nên không muốn chấp nhận chiếc ghế được nhường.

Hơn nữa, những người lớn tuổi lại không thích thừa nhận là mình đã “già”. Vậy nên lời đề nghị của bạn đối với họ có thể là ý chê bai tuổi tác. Do đó, nếu đến Nhật, bạn cũng đừng quá ngạc nhiên khi các bạn trẻ không đứng lên nhường ghế cho người lớn tuổi.

4. Húp mì phải tạo ra tiếng động

Ở nhiều quốc gia, tiếng động phát ra khi ăn bị coi là biểu hiện của sự mất vệ sinh và thói quen bất lịch sự. Tuy nhiên nếu đến Nhật, tiếng húp mì “xì xụp” lại có giá trị như một lời khen ngợi.

WCYv6tgH7S0DpkHWWBWCCjfaDCBExTDBRlb0ymYdA5pvYezluNTPRKm7 LYtGp9UJcJpKR0PGLfDVwfeM1STUsxYchFpN9DXT8GKsNGQxFZA7bJJfL5tHwe7ZuonNRrMT gomYu

Đối với người Nhật, tiếng húp mì khi ăn được coi là điều kiện tối thiểu cần làm nếu bạn muốn bày tỏ rằng bạn đang thưởng thức một tô mì ngon.

Tương tự như vậy, ngay cả khi ăn ở nhà hàng, tiếng húp mì được coi như thay lời khen dành cho người đầu bếp vì đã nấu một bát mì ngon như vậy.

5. Tiền tip không xuất hiện trong từ điển người Nhật

Hành động đưa thêm tiền tip (hay tiền bo) cho người phục vụ ở các nước phương Tây là hoàn toàn bình thường, nếu không nói là bắt buộc. Người phương Tây cho rằng, khách hàng không tip tiền sau khi sử dụng phục vụ là những kẻ keo kiệt và bất lịch sự – nhưng ở Nhật lại hoàn toàn ngược lại.

KOYm05H Vv92Kpt Z2sZQtf1CMuSmpeBs9m Ds9LO6JSAgbvK7nbkPnU zpEXEpXw3LHrpkSekHS4A8gKTfZY4r3HA94H6gwanww4nQkXsQvzCVQNDYUv49IxL4NpVx oXh 2U8O

Tiền tip ở Nhật gần như không tồn tại. Những nhân viên dịch vụ như phục vụ bàn, nhân viên khách sạn hay lái xe taxi không bao giờ đòi hay nhận tiền tip từ khách hàng.

Nhiều khi nhân viên còn phải chạy theo khách hàng để trả lại tiền tip mà họ… để quên. Bởi lẽ, tinh thần Samurai trong người Nhật vô cùng cao, họ cho rằng, hành động này thực sự khiếm nhã và không tôn trọng họ.

6. Rót rượu cho bạn và chờ bạn rót lại cho mình

Chúng ta vẫn thường có thói quen rót rượu cho bạn bè, khách trước rồi sau đó tự rót rượu cho mình và cùng nâng ly thưởng thức. Nếu bạn cho rằng, như vậy là bạn đã làm đủ phép lịch sự thì bạn phải cẩn thận khi ghé thăm Nhật Bản.

LYS698oQuTGZHXHZ63uiu5h6QUU0V24365y4nUIbXPn0tasW Ix 4cE85fhxPtr2VcNUTcHdljmxcVMFkWMmE2l8zi QTOy9l1FgC8bmloYLjgd04W M4 hBXVNQKXxkUf QdVJf

Tại đất nước Mặt trời mọc, tự rót rượu cho mình là hành vi cấm kị bởi họ cho rằng, đó là hành vi tự mãn, thiếu văn hóa và không tôn trọng người uống cùng mình.

Do đó, khi bạn rót rượu mời người đối diện thì hãy đợi để người đó rót rượu lại cho bạn. Sau đó, hai bạn mới có thể nâng ly và thưởng thức ly rượu này.

Theo Trí Thức Trẻ

đăng ký học tiếng nhật 

CÔNG TY CỔ PHẦN SEN QUỐC TẾ
Chuyên Đào tạo Nhật ngữ – tư vấn hồ sơ du học Nhật Bản 
36A Đặng Tất P. Vĩnh Hải Tp Nha Trang Khánh Hòa
Tel/Fax: +8458.3838.279 Mobil: 0966.777.628 (Mr Ca)
Email: info@senquocte.com Website:http://senquocte.com
Facebook: https://www.facebook.com/senquocte

Trả lời

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.