Hầu hết người học tiếng Nhật, dù đã có N2, thậm chí N1, đều không tự tin về khả năng nghe nói của mình. Để nói được, trước tiên phải nghe được, chăm chỉ luyện nghe thông qua việc xem tin tức hay phim, phim hoạt hình là vô cùng quan trọng để cải thiện kĩ năng nghe.
Tuy nhiên, đa số người học đều than phiền xem phim nghe không hiểu, Cô tổng hợp các lí do người học tiếng Nhật thông thường không nghe được. Mọi người tham khảo nhé!
Các bài viết gần đây :
- 6 điều độc đáo chỉ có ở Nagoya mà bạn chưa biết
- Khi muốn nhờ ai giúp mình bằng tiếng Nhật phải nói như thế nào?
- Thành Phố có 8 địa ngục ở Nhật Bản
❶ Đọc thì hiểu mà nghe thì không hiểu
● Thiếu “từ vựng bằng âm thanh”: Từ đã học, đọc thì nhớ nhưng khi nghe thì không nhận ra được từ. Khi nghe có từ mình không hiểu thì lúng túng, thay vì phải suy đoán ý nghĩa của từ đó từ văn cảnh, hoặc bỏ qua không quan tâm đến từ đó nữa, một số người nghe lại luôn cố gắng nghe từng câu từng chữ, khi có từ không hiểu thì “vấp” luôn, dẫn đến không nắm được nội dung cần nghe.
Để khắc phục tình trạng này, chỉ có cách là luyện nghe thường xuyên, vốn “từ vựng bằng âm thanh” sẽ tăng dần lên, đồng thời khả năng xử lý khi gặp từ không hiểu sẽ được cải thiện.
● Không phân biệt được khi gặp các từ đồng âm khác nghĩa (vốn rất nhiều trong tiếng Nhật), không phân biệt được các từ có âm gần giống nhau nhưng nghĩa hoàn toàn khác.
Ví dụ:
話して・放して(はなして)
痛(いた)い・偉大(いだい)
最初(さいしょ)・最小(さいしょう)
主席(しゅせき)・出席(しゅっせき)
受験(じゅけん)・事件(じけん)
春季(しゅんき)・秋季(しゅうき)
終了(しゅうりょう)・少量(しょうりょう)
Luyện tập theo phương pháp “Shadowing” (đọc theo ngay sau lời thoại) sẽ giúp chúng ta dần khắc phục được điểm yếu này.
❷ Không nghe được khi trật tự câu không giống như ngữ pháp mình đã học.
Mọi người đọc thử đoạn hội thoại dưới đây nhé:
A: きのう、ディズニーランドへ行ってきましたよ。
B: え?今日はテストなのに、ディズニーランドへ行ってきましたか?
A: はい。楽しかったです。家に帰ってから、ちゃんと宿題をしました。
だから、今日のテストは大丈夫です。
Hầu hết từ vựng và các cấu trúc ngữ pháp đều đã biết, không có gì khó khăn để hiểu đúng không? Tuy nhiên, trong thực tế, nếu là hội thoại giữa bạn bè, người Nhật sẽ nói thế này
A: きのう、行ってきたよ。ディズニーランド。
B: え?行ったの?今日テストなのに?
A: うん。行ってきた、行ってきた。楽しかったよ。大丈夫、テストは。ちゃんとしたから、宿題。家に帰ってからね。
Việc bỏ qua các qui tắc văn phạm, “lôi” các thông tin mình quan tâm ra nói trước rất thường gặp trong hội thoại tiếng Nhật. Không có cách nào khác là nghe nhiều để quen.
❸ Không quen với “ngôn ngữ nói”.
● Ngoại trừ những trường hợp cần “nói năng nghiêm túc”, người Nhật rất ít sử dụng thể “です””ます” trong đàm thoại.
Chúng ta lưu ý các cấu trúc thường được sử dụng trong văn nói như sau:
・行かなくてはなりません→行かなくちゃ
・飲んでしまいました→飲んじゃった
・しています→してる ・しておきます→しとく
・してあげる→したげる ・しておいてください→しておくれ
・行くと言っていました→行くって(言った)
・では→じゃ
Tính từ thì sẽ biến đổi như sau:
・すごい→すげえ ・おおきい→おおけえ
・うまい→うめえ
Các bạn lưu ý là cách nói này thường được sử dụng bởi nam giới nhé.
● Lược bỏ trợ từ: Người Nhật thường lược bỏ các trợ từ khi đàm thoại,
ví dụ: ・「鈴木さんはお休みだよ」→「鈴木さん、お休みだよ」
・「水を飲んだ?」→「水、飲んだ?」
●Không quen với cách nói giản lược : văn hóa Nhật là văn hóa “ý tại ngôn ngoại”, khi người nói phán đoán rằng người nghe sẽ hiểu, họ sẽ không nói rõ hết các ý cần nói, việc giản lược này trong nhiều trường hợp nhằm mục đích giữ phép lịch sự.
Ví dụ:
A: 飲みに行きませんか。
B: ああ、今日はちょっと・・・。
Ngoại trừ việc chăm chỉ học từ vựng, văn phạm và kanji, chúng ta cần nghe nhiều để khắc phục những điểm yếu nêu trên, luyện tập theo phương pháp shadowing để bắt chước ngữ điệu tự nhiên, phân biệt các từ có âm giống hoặc gần giống, làm quen với văn nói của người Nhật nhé.
Nguồn: nuocnhat
CÔNG TY CỔ PHẦN SEN QUỐC TẾ
Chuyên Đào tạo Nhật ngữ – tư vấn hồ sơ du học Nhật Bản
36A Đặng Tất P. Vĩnh Hải Tp Nha Trang Khánh Hòa
Tel/Fax: +8458.3838.279 Mobil: 0966.777.628 (Mr Ca)
Email: [email protected] Webs
Facebook: