ảnh đại diện tại sao người Nhật làm việc như những cỗ máy

Tại sao nói người Nhật làm việc như những cỗ máy

  • Updated
  • Posted in Uncategorized
  • 12 mins read

Tại sao nói người Nhật làm việc như những cỗ máy

Tại sao nói người Nhật làm việc như những cỗ máy, chúng ta hãy cùng tìm hiểu con người và đất nước Nhật Bản qua những tấm hình sau nhé. Qua đó để thấy được đa số tuổi trẻ Việt Nam đã lãng phí thế nào.

Dân công sở ngủ mọi lúc, mọi nơi, người Nhật làm việc điên cuồng đến thế nào?

pub?w=1200&h=628

Từ lâu, trên các con đường phố ở Nhật Bản đã không hiếm hình ảnh những người đàn ông mặc đồ công sở nằm ngủ – Đó là hệ quả của một cuộc sống làm việc “không có điểm dừng” của đất nước mặt trời mọc này – Một văn hóa có lẽ không hề tích cực?

pub?w=1200&h=628

Nhật Bản vốn nổi tiếng với “văn hóa làm việc không biết mệt mỏi” – nơi mà những nhân viên công sở dường như dành cả cuộc đời của họ trong văn phòng.

Sau một ngày dài làm việc, thậm chí một số nhân viên văn phòng đã đến các quán rượu để giải tỏa. Nhưng sau những bữa rượu kéo dài đó, họ lỡ chuyến tàu cuối để về nhà và không còn sự lựa chọn nào khác, họ đành nhắm mắt trên những con đường phố trung tâm thành phố. Một nhiếp ảnh gia người nước ngoài – Pawel Jaszczuk, đang làm việc tại Tokyo đã bắt gặp nhiều hình ảnh này đến mức ông viết thành 1 cuốn sách và một bộ ảnh ghi lại trọn vẹn điều này. Qua những bức ảnh đó, độc giả có thể hình dung “một văn hóa trong công việc ở Nhật Bản rõ nét và khắc nghiệt như thế nào”

pub?w=1200&h=628
Người đàn ông trong bộ đồ công sở nằm ngủ bên vệ đường

pub?w=1200&h=628

“Sự tương phản giữa những người đàn ông ăn mặc chải chuôt và khung cảnh đường phố khiến tôi chú ý”, Jaszczuk cho biết.

pub?w=1200&h=628

Năm 2008, Jaszczuk bắt đầu chụp ảnh những nhân viên công sở đang ngủ mà ông bắt gặp trên đường phố Tokyo

pub?w=1200&h=628

Có những người ngủ trên băng ghế trong thành phố, dựa vào hàng rào và trên sân ga tàu điện ngầm

pub?w=1200&h=628

… thậm chí có những người còn đứng và ngủ gật

pub?w=1200&h=628

Những cảnh tượng như thế này không hề hiếm

pub?w=1200&h=628

Jaszczuk cho biết hầu hết những nhân viên công sở này ngủ gật ở nơi rất dễ nhìn thấy – nếu bạn biết nơi để tìm họ

pub?w=1200&h=628

Gần trạm xe lửa và quán karaoke là những nơi dễ tìm thấy nhất

pub?w=1200&h=628

“Sau khi nghiên cứu và thống kê, tôi có thể đưa ra một danh sách rút gọn,” Jaszczuk nói.

pub?w=1200&h=628

Các quận Shinjuku và Shimbashi của Tokyo, nơi tập trung các trung tâm kinh doanh, thương mại và giải trí, là chỗ mà nhiều dân công sở ngủ gật.

pub?w=1200&h=628

Nhưng đôi khi địa điểm đó cũng có sự thay đổi

pub?w=1200&h=628

“Đó là lí do vì sao tôi đến nhiều nơi để tìm kiếm họ”, Jaszczuk nói

pub?w=1200&h=628

Trong hơn hai năm, Jaszczuk gần như làm việc hầu hết các đêm để có những bức ảnh về những nhân viên đang ngủ trên đường.

pub?w=1200&h=628

Jaszczuk thường di chuyển vào trung tâm thành phố bằng xe đạp

pub?w=1200&h=628

“Đạp xe đạp đã trở thành một công việc thường xuyên của tôi” Ông nói

pub?w=1200&h=628

Và vì phải chụp ảnh vào ban đêm nên nhiếp ảnh gia này đã phải dùng flash – và kể cả khi đó, hoặc đến khi trời sáng, chưa lúc nào ông thấy những người mẫu ảnh của mình thức giấc

pub?w=1200&h=628

Không một ai – kể cả người qua đường và chính quyền địa phương “làm phiền” giấc ngủ của những người này

pub?w=1200&h=628

Chỉ sau vài bức ảnh đầu tiên được chụp, Jaszczuk cho biết ông đã nhận ra ra được một thông điệp: đây là hiện tượng thuộc về văn hóa – các nhân viên công sở ngủ trên đường phố trong những ngày làm việc.

pub?w=1200&h=628

Trên thực tế, Jaszczuk cho biết, những gì ông nhận thấy đều thể hiện một khía cạnh của văn hóa làm việc quá sức đến kiệt sức của người lao động ở Nhật Bản.

pub?w=1200&h=628

Văn hóa làm việc quá sức trở nên phổ biến ở Nhật Bản đến nỗi các nhân viên công sở được gọi là “người làm công ăn lương” ở Nhật Bản, đã chết vì làm việc quá sức.

pub?w=1200&h=628

Thậm chí còn có một tên cho hiện tượng: karoshi, nghĩa là “chết do làm việc quá sức”.

pub?w=1200&h=628

Theo một báo cáo năm 2016, ở Nhật Bản, hơn 20% số người được khảo sát trong10.000 nhân viên công sở cho biết họ làm việc ít nhất 80 giờ làm thêm mỗi tháng.

pub?w=1200&h=628

Thuật ngữ “inemuri”, có nghĩa là “ngủ khi làm việc” mô tả một hiện tượng văn hóa ở Nhật Bản nói về việc ngủ trưa ở nơi công cộng, hàm ý về việc làm việc đến kiệt sức của người lao động.

pub?w=1200&h=628

Nhiều người rất ít vận động và có thể ngủ gật trong các cuộc họp và những hoàn cảnh tương tự.

pub?w=1200&h=628

Và có những nhân viên công sở đôi khi còn cảm thấy có nghĩa vụ phải uống rượu với đồng nghiệp và ông chủ của họ sau giờ làm việc.

pub?w=1200&h=628

Sau khi uống quá nhiều và đã lỡ chuyến tàu cuối cùng về nhà, một số người bị mắc kẹt lại ở trung tâm thành phố.

pub?w=1200&h=628

Ông cho biết “Đến cả khi trời sáng, tôi cũng chưa bao giờ thấy họ thức dậy”

pub?w=1200&h=628

Theo Jaszczuk: “Những con người này là nạn nhân của cuộc sống hiện đại ở Nhật Bản”,

pub?w=1200&h=628 

Ông cho biết họ bị “kiệt sức do hậu quả của việc làm việc nhiều giờ”.

pub?w=1200&h=628

“Đừng phán xét họ quá [vội vàng,]” Jaszczuk nói.

pub?w=1200&h=628

Những người mà nhiếp ảnh gia này chụp được đều đi vào giấc ngủ rất nhanh

pub?w=1200&h=628

Ngay cả khi họ có vẻ hơi tỉnh táo, Jaszczuk nói rằng mình có thể thấy những con người này đã mệt mỏi như thế nào.

pub?w=1200&h=628

“Trên những khuôn mặt của những người này tình cờ đều thể hiện một điểm chung – đó là sự mệt mỏi và căng thẳng”, Jaszczuk nói.

pub?w=1200&h=628

Trong văn hóa Nhật Bản, hiện tượng dành rất nhiều thời gian để làm việc không có gì mới.

pub?w=1200&h=628

Hiện tượng karoshi, cụm từ được sử dụng để mô tả những cái chết liên quan đến làm việc quá sức, bắt nguồn từ thời hậu Thế chiến II vào đầu những năm 1950.

pub?w=1200&h=628

Quyết tâm xây dựng lại nền kinh tế Nhật Bản, thủ tướng Shigeru Yoshida khi đó đã định hướng việc các tập đoàn lớn khuyến khích người lao động dành nhiều thời gian hơn cho công việc của họ.

pub?w=1200&h=628

Kế hoạch rõ ràng có hiệu quả, vì nền kinh tế Nhật Bản hiện lớn thứ ba trên thế giới.

pub?w=1200&h=628

Tuy nhiên, một trong những hệ quả của việc này là tạo ra một căn bệnh bắt nguồn từ sự căng thẳng, và mệt mỏi tột độ.

pub?w=1200&h=628

Đột quỵ và suy tim trở nên phổ biến hơn đối với người lao động ở Nhật Bản

pub?w=1200&h=628

Nhiều thập kỷ sau, những cái chết liên quan đến karoshi vẫn đang xảy ra.
pub?w=1200&h=628
Gần đây nhất, một nhà báo 31 tuổi tên Miwa Sado đã chết vì suy tim vào tháng 7 năm 2013 sau khi có một báo cáo cho thấy Sado đã làm 159 giờ làm thêm trong khoảng thời gian một tháng.

pub?w=1200&h=628

Cái chết của Sado được xác định là “karoshi” vào tháng 10 năm 2017.

pub?w=1200&h=628

Nếu nhân viên một công ty được xác định chết theo loại “karoshi”, các công ty có nhân viên này sẽ buộc phải trả một khoản tiền phạt.

pub?w=1200&h=628

Người chủ của Sado chỉ phải trả số tiền phạt tới 5.000 USD sau khi cô ấy chết.

pub?w=1200&h=628

Chính phủ Nhật Bản đã thực hiện một số biện pháp để nâng cao việc cân bằng giữa cuộc sống và công việc bên cạnh việc áp dụng các khoản phạt đối với các tập đoàn có nhân viên chết vì các nguyên nhân liên quan đến karoshi.

pub?w=1200&h=628
Một trong số đó là gói Premium Friday (Ngày thứ Sáu đặc quyền) được áp dụng từ năm 2017 – Người lao động sẽ được quyền tùy chọn việc rời khỏi văn phòng vào lúc 3 giờ chiều vào thứ Sáu cuối cùng mỗi tháng.

pub?w=1200&h=628

Nhưng chính sách này cũng không đem lại nhiều thành công

pub?w=1200&h=628

Làm thêm giờ vẫn là một điều phổ biến trong văn hóa doanh nghiệp tại Nhật Bản.

pub?w=1200&h=628 Và…Jaszczuk mong rằng những bức ảnh của mình có thể truyền tải được điều gì đó, nói lên được điều gì đó! Có thể là sự phản ánh một cuộc sống công việc quá căng thẳng của người lao động tại Nhật Bản.

Nguồn: cafef.vn

TRUNG TÂM TIẾNG NHẬT SEN QUỐC TẾ

Đào tạo Nhật ngữ – tư vấn hồ sơ du học Nhật Bản

ĐC: Số 01 (Hoặc 58) Cao Văn Bé, Vĩnh Phước, Tp Nha Trang, Khánh Hòa.

Website: https://senquocte.com/

Fanpage: https://www.facebook.com/senquocte

Fanpage CLB tiếng Nhật SEN Quốc tế: https://www.facebook.com/groups/duhocnhatban.senquocte/

Hoặc liên hệ trực tiếp để được tư vấn lộ trình học tiếng Nhật 0258.3838.279

Du Học Nhật Bản 0966.777.628 (Mr Ca)

 

Trả lời

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.