4 1

Bán đồ cũ tại những cửa hàng “Off” ở Tokyo

Ở Việt Nam, bạn có thể bán mấy món đồ vứt đi cho mấy cô “đồng nát”, “ve chai” vẫn đi lại ngoài đường, kiếm được chút tiền lẻ. Ở Nhật, bạn không biết phải làm sao với mấy món đồ không dùng tới đó nữa? Tất nhiên là ở Nhật không có mấy kiểu “đồng nát” mua tất tần tật mọi thứ như ở Việt Nam rồi, nhưng với những món đồ còn lành lặn và dùng được mà bạn không động tới nữa, bạn vẫn có thể đem bán lại tại những cửa hàng đồ cũ mà ở Nhật gọi là chuỗi các cửa hàng “Off”.
Đặc tính của Tokyo là rất nhỏ, chí ít thì những căn hộ ở đó đúng là như thế, không hề rộng rãi hay nhiều không gian tí nào. Điều ấy đồng nghĩa với việc, nếu bạn phải ở lại Tokyo trong một thời gian dài, bạn phải thi thoảng “tống” ra khỏi nhà những đồ không dùng tới, lỗi thời, mấy món mới-bóc-tem-mà-chưa-xài, hoặc là quần áo cũ.
Tất nhiên, bạn hoàn toàn có thể đêm vứt chúng đi, nhưng sẽ mất phí. Với những món đồ đặc biệt cồng kềnh, bạn còn phải tốn thêm tiền nữa. Nói chung là nghe không hay chút nào.
Hoặc, một cách khác, bạn có thể bán mấy món đồ cũ đó tại bất kì một cửa hàng “Off” nào, như là Hard-Off, Off-Home, Hobby-Off, Mode-Off, Book-Off, hay Garage-Off. Bạn không chỉ dọn bớt được mấy thứ đồ đó đi, mà lại còn kiếm lại được ít tiền xài.
WDZ54BM4ehkHmFv6vNm8XC2m2szthhWx7aqDưới đây là vài hướng dẫn nhỏ nếu bạn muốn bán đồ ở các cửa hàng “Off”
Hãy hiểu rằng bạn không thực sự kiếm tiền từ đồ các bạn bán. Bất kì ai đã từng mua hàng ở những cửa hàng “Off” đều có thể cho bạn biết đồ trong đó rẻ thế nào. Quần áo ở mấy hàng Mode-Off vẫn còn cực kì tốt, còn đồ điện tử hay nhạc cụ cũ ở Hard-Off thì khá hợp túi tiền.
Và hãy chỉ bán những đồ mà bạn không quá tiếc rẻ nó. Vì giá trị của nó cũng chẳng tăng lên kể cả đồ của bạn còn mác hay không. Thậm chí một cái váy nguyên mác ghi giá 15,750¥ có thể được bán với giá chỉ 700¥ ở một hàng Off-Home.
Hãy đóng gói đồ quần áo, giày dép, vật dụng nhà bếp, hay mấy món đồ bạn muốn bán “đồng nát” vào nhiều túi nilon hoặc túi nhựa. Khi các cửa hàng ra giá mua lại mấy món đồ của bạn, họ thường là sẽ giữ lại cả túi luôn, nên tốt nhất là các bạn hãy cho gọn hết mấy đồ đó vào các túi mà bạn không dùng tới.
8i6NJqNEAQNjeVOcXkS50v2P04lzDOdkYk4TtAn 01z4ZEPZdjAULMg6cYtDzPc7Cz4aS4gXdUCkCoj7 56JLl2FOcsQf4KzpynWziB5G0S5J3qi1DCLO OuL8rnozZLdlETyBZF
Off-Home ra giá 600¥ cho đống quần áo này và giữ cả túi nilon luôn.
Hãy khảo sát trước. Những cửa hàng nhất định chỉ chấp nhận những loại đồ nhất định. Dưới đây là một vài gạch đầu dòng nho nhỏ cho vài thương hiệu cửa hàng “Off” hay gặp.
Hard-Off: Các đồ kim khí, , điện tử, máy trò chơi, nhạc cụ, DVDs, và CDs.
Mode-Off: Quần áo, phụ kiện, giày dép, và ví.
Off-House/Home-Off: Đồ gia dụng, đồ trẻ em, quần áo, ví, giày dép, vật dụng nhà bếp, đồ gốm sứ còn tốt, yukata/kimono, hoặc đồ chơi.
Hobby-Off: Thú nhồi bông, các bức tượng nhỏ, các bộ sưu tập hoặc các loại card sưu tập được, những hình dán hoặc đồ anime.
Garage-Off: Mọi thứ có thể dùng trong garage (những đồ to, máy cắt cỏ, hay là những đồ nội thất).
Book-Off: Sách, DVDs, và CDs.
Nếu bạn muốn bán quần áo, hãy bán quần áo đúng mùa. Off-Home và Mode-Off sẽ chỉ mua quần áo của bạn theo mùa mà thôi. Do đó, bán quần áo mùa đông và mùa xuân sẽ là một ý tồi. Thực tế thì họ sẽ không mua chúng.
Nếu bạn có thể đợi tới mùa thu để bán đồ mùa đông thì tốt hơn. Còn không, nếu bạn chỉ cần thải đống đồ ấy đi trước khi bạn chuyển nhà, tất cả chuối cửa hàng “Off” đều chấp nhận hình thức “quyên góp”.
KPJCGdeMZNUPOsOnJIfokuts0NU10hSR8CN keA85l eCL bQtJlKi373afO2THvN3JYXJEr5MJNygzTHKOvPSNQNWSt3McB7BnEWmscnHãy tới quầy có ghi “買い取り”. Còn nếu bạn không đọc được kanji, cũng không sao. Nếu nhân viên thấy bạn khệ nệ mang túi đựng đồ quần áo, đồ chơi, thẻ chơi Bài ma thuật (yugioh cards – cách đây 15-20 năm ngày mình học tiểu học ở Việt Nam cũng rộ lên trò này lắm, mà có vẻ như bây giờ hết rồi, nhưng ở Nhật vẫn còn nhiều người thích chơi), họ sẽ tới hỏi bạn.
Tại quầy, sẽ có người nhận túi đồ của bạn và đưa thẻ số. Nhân viên sẽ xem qua các đồ của bạn, xác định giá trị cho mỗi món, và gọi to số của bạn trên loa khi họ đã định giá xong.
U3xQmpGj0yXYWEBv2 opZUE9lmuFLYy c1i9ONFvgjE6I9mnJLg1rlJPI4nt17gWubsENTHSc fW5zV3O4Q63TJaYT6mp60rQC5uV0WEoOOhNcJ2e HgelIGkug 4zzh8X7j YU2Quyết định những đồ bạn muốn bán. Nhân viên định giá đồ của bạn ở các cửa hàng “Off” sẽ nói cho bạn giá mà họ có thể mua lại đống đồ ấy. Trong vài trường hợp, có thể là 0¥.
Họ sẽ cho những đồ trái mùa hoặc không muốn mua vào 1 túi, nếu bạn không muốn giữ lại, bạn có thể chọn cách “quyên tặng” nó cho cửa hàng. Những món đồ quyên tặng ấy sẽ được bán giảm giá.
Nên chú ý rằng, những thứ như váy, quần, sơ mi, và quần soóc thường có giá 100¥, áo khoác và đầm thì 200¥. Những đồ tốt hơn thì có lẽ sẽ có giá cao hơn, nhưng đừng mong bán được nhiều hơn 1/6 số tiền bạn đã bỏ ra để mua món đồ đó.
Điền tên bạn và địa chỉ, kí tên vào giấy và nhận tiền. Họ sẽ trả bạn ngay bằng tiền mặt.
TFVQrj2I OXi71oNếu bạn quyết định không bán tất cả (vì giá đó không hợp ý bạn hoặc tự nhiên không muốn bán nữa), họ sẽ giữ túi của bạn phía sau quầy, nên bạn vẫn có thể duyệt lại lần nữa trước khi ra về.
Toàn bộ quá trình nói chung khá đơn giản và không có gì phải lo. Dù sao thì, hãy nhớ rằng, cũng giống như bán “ve chai” hay “đồng nát” vậy, bán mấy thứ đồ này không thể làm giàu được, chỉ là bạn kiếm được mấy đồng lẻ thay vì phải tốn tiền đem vứt thôi.

ANH8

CÔNG TY CỔ PHẦN SEN QUỐC TẾ
Chuyên Đào tạo Nhật ngữ – tư vấn hồ sơ du học Nhật Bản – Biên phiên dịch tiếng Nhật
36A Đặng Tất P. Vĩnh Hải Tp Nha Trang Khánh Hòa
Tel/Fax: +8458.3838.279 Mobil: 0966.777.628 (Mr Ca)
Email: info@senquocte.com Website:http://senquocte.com
Facebook: https://www.facebook.com/senquocte 

Trả lời

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.