K%E1%BB%B2 THI

Một số mẹo nhỏ giúp bạn dễ dàng chinh phục kỳ thi JLPT

Hẳn là các bạn đều đang gấp rút chuẩn bị cho kì thi JLPT tháng 7 này đúng không?

Vậy thì có lẽ các bạn không nên bỏ lỡ bài viết ngày hôm nay, bởi vì mình sẽ giới thiệu cho các bạn:

Một số mẹo cần nhớ khi chuẩn bị thi JLPT

Các bài viết gần đây : 

Có lẽ khi tham dự bất cứ một kì thi nào các bạn sẽ đều truyền tay nhau những mẹo “nhỏ nhưng có võ” nhằm chinh phục kì thi đó một cách dễ dàng. Đối với kì thi JLPT cũng vậy, có một số mẹo nhỏ mà các bạn không nên bỏ lỡ. Cùng xem tiếp nhé!

Đối với từng phần thi:

1. Từ vựng ( 文字・語彙 (moji ・ goi)

Một số các bạn sợ học từ vựng tiếng nhật, đặc biệt là chữ kanji khi mà khi yêu cầu luyện thi JLPT một số cấp độ cần một số từ kanji nhất định. Ví dụ luyện thi năng lực tiếng nhật N5 là 80 chữ kanji, và sẽ tăng dần lên 200 – 500 -1000 – 2000 chữ kanji.

Với một số bạn khi bắt đầu ôn luyện thi tiếng nhật thì học chữ kanji đã thấy khó mà nhìn vào số lượng chữ kanji cần nhớ lại càng sợ đặc biệt với cấp độ N2,N1.

Ngoài việc nhớ các từ các bạn còn phải nhớ cả cách đọc nữa vì trong bài luyện thi tiếng nhật có cả phần đọc của từ vựng tiếng nhật, chỉ cần các bạn chịu khó hình thành một thói quen thì chẳng mấy các bạn sẽ có một số lượng lớn vốn từ vựng tiếng nhật.

2. Văn phạm 文法 (bunpou)

Ngữ pháp tiếng nhật thường là phần dễ nhất trong bài luyện thi JLPT. Khi đã học và hiểu về ý nghĩa và cách dùng của các cấu trúc ngữ pháp, cũng như luyện tập rất nhiều với các câu hỏi ngữ pháp của các năm trước, sẽ không khó để các bạn có thể kiếm điểm cao ở phần này.

3. Đọc hiểu 読解 (dokkai)

Trong luyện thi JLPT thì phần đọc hiểu tiếng nhật được chú ý hơn ở các cấp độ cao N2,N1 . Một số các bạn khi tham dự kỳ thi năng lực tiếng nhật, điểm tổng thường bị kéo xuống do yếu trong phần đọc hiểu bởi vì phần này chiếm nhiều điểm trong bài thi hoặc là có thể do một số chữ kanji chưa từng va chạm đến.

Phần đọc luôn luôn là phần cuối cùng trong bài thi. Trong bài đọc thì các bạn nên làm các đoạn ngắn trước vì thường 2 bài đọc đầu tiên thường dài nhất và chứa nhiều câu hỏi .

Điểm chính là các bạn phải hiểu câu hỏi hỏi về vấn đề gì do đó các bạn nên đọc câu hỏi trước nhé. Hầu hết những phần liên quan đến câu hỏi sẽ ở phần gạch dưới trong bài đọc .

4. Nghe hiểu 聴解 (choukai)

Nghe được coi là phần khó nhất đối với hầu hết các thí sinh bởi vì trong suốt bài thi bạn chỉ có một lần để nghe các câu hỏi và phải trả lời nó ngay lập tức, ngay cả khi bạn quên câu hỏi hoặc không hiểu chúng tí nào.

Cách duy nhất để cải thiện kỹ năng nghe là nghe tiếng Nhật nhiều hơn, có thể thông qua các bài luyện nghe tiếng Nhật online hoặc các đĩa CD.

Bên cạnh nghe các tin tức bằng tiếng Nhật và xem các buổi truyền hình (đối với các cấp độ cao) bạn có thể luyện tập thêm với các bài luyện nghe của các đề thi Năng lực tiếng Nhật các năm trước nhiều lần.

Đối với phần chiếm nhiều điểm nhất: Đọc hiểu

1.Cần xem kỹ nội dung nếu xuất hiện dạng câu nghi vấn phủ định “Chẳng phải là…hay sao?”

“Chẳng phải là A hay sao?” là cách diễn đạt thể hiện ý kiến của bản thân mình một cách chừng mực, có nghĩa là “Tôi nghĩ là A đấy”

Chính cách nói đã chứa đựng ý nói của tác giả và tất nhiên câu hỏi trong đề thường liên quan đến nội dung đó.

2. Nếu có xuất hiện từ nối mang nghĩa trái ngược như từ ‘tuy nhiên” thì đoạn văn ngay sau những từ này thường có nội dung rất quan trọng.

Sao tác giả phải thay đổi cả mạch văn bằng từ “tuy nhiên” như vậy? Nếu hỏi tại sao thì bởi vì dù có làm thay đổi mạch văn nhưng nội dung cần trình bày vẫn thể hiện ý kiến, quan điểm của tác giả. Chính vì vậy nội dung sau từ tuy nhiên nỳ thường là nội dung chính.

3. Nếu đoạn văn có dạng định nghĩa (~ nghĩa là ~) thì cũng nên xem kỹ

Một số mẹo nhỏ giúp bạn dễ dàng chinh phục kỳ thi JLPT

Một số mẹo nhỏ giúp bạn dễ dàng chinh phục kỳ thi JLPT – Ảnh minh họa

Định nghĩa ngôn từ thường khởi đầu để triển khai chặt chẽ những nội dung tiếp theo cũng như chính suy nghĩ của tác giả. Cả người viết những đoạn văn như thế cũng phải chú ý kỹ đến cách định nghĩa ngôn từ. Có cách định nghĩa theo từ điển, nhưng cũng có cách định nghĩa theo ý tác giả. Đương nhiên là cái nào cũng quan trọng cả. Khi làm bài đọc hiểu cũng cần những gợi ý như vậy.

4. Nếu gặp cách diễn đạt ‘B chứ không phải A’, ‘thà là B hơn là A’, ‘B hơn A’, ‘B đúng hơn là A’ thì nên xem kỹ B

Tác giả đang định nhắn đến người đọc quan điểm của chính mình bằng nhiều cách. Một trong số đó là những cách diễn đạt như: ‘B chứ không phải A’, ‘thà là B hơn là A’, ‘B hơn A’, ‘B đúng hơn là A’ Tóm lại, tùy vào cách so sánh với A sẽ làm nổi bậc B.

Nghĩa là, quan điểm tác giả được thể hiện hết trong B.

5. Nếu lặp lại nhiều lần cách diễn đạt cùng một nội dung thì đó là trọng tâm quan điểm của tác giả.

Trong đoạn văn cũng có khi gặp cách diễn đạt “Ngôn từ thì khác nhau nhưng nội dung tác giả đang đề cập thì giống nhau” Cho dù thế nào thì tác giả cũng muốn người đọc hiểu được nội dung chủ yếu về quan điểm của mình.

Chính vì vậy, tác giả sẽ giải thích dưới nhiều góc độ để người đọc hiểu được những gì mình muốn trình bày. Và thế là những chuyện giống nhau sẽ được tác giả trình bày bằng nhiều cách diễn đạt khác nhau. Tóm lại, đều là nội dung rất quan trọng.

Trên đây là một số mẹo nhỏ giúp đỡ các bạn trong kì thi JLPT sắp tới. Chúc các bạn học tập tốt và đạt kết quả như ý muốn trong kì thi tháng 7 này.

Nguồn: yeunhatban

quangcao

CÔNG TY CỔ PHẦN SEN QUỐC TẾ
Chuyên Đào tạo Nhật ngữ – tư vấn hồ sơ du học Nhật Bản 
36A Đặng Tất P. Vĩnh Hải Tp Nha Trang Khánh Hòa
Tel/Fax: +8458.3838.279 Mobil: 0966.777.628 (Mr Ca)
Email: [email protected] Website:http://senquocte.com
Facebook: https://www.facebook.com/senquocte

Để lại một bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.