Sau Thế chiến II, chính phủ Nhật Bản đã quyết định thay thế rừng đa dạng của Nhật Bản (bao gồm phong, sồi và cây thường xanh khác nhau) bằng cây Sugi.
Các bài viết gần đây :
- Du học sinh nên biết các địa cỉ tư vấn pháp luật "giá rẻ như cho" tại nhật bản
- Những điều hấp dẫn lòng người nhất của xứ sở hoa anh đào
- Những món ăn không thể bỏ qua ở Nhật vào mùa hè
Theo kế hoạch là để Nhật Bản tự túc trong ngành sản xuất gỗ.
Rừng cây Sugi đã bao phủ 18% diện tích ở Nhật Bản; nhiều hơn tổng diện tích đất nông nghiệp của Nhật Bản (11%).
Kế hoạch này đã thất bại. Giá của gỗ tuyết tùng giảm mạnh. Môi trường bị ảnh hưởng – đất bị xói mòn và mực nước ngầm giảm. Trong những năm 1970, việc đó trở nên rõ ràng bằng việc tỉ lệ dị ứng với phấn hoa tuyết tùng đã tăng vọt.
Đến năm 2008, 26,5% dân số đã bị dị ứng với phấn hoa tuyết tùng (33,8 triệu người).
Thường những người nước ngoài mới đến Nhật không bị mắc bệnh này, nhưng sau một thời gian dài sống ở Nhật, có thể hệ miễn dịch với phấn hoa yếu dần, hoặc lượng phấn hoa cơ thể tiếp xúc qua từng năm tăng lên, nên sau vài năm một số người từ vốn không bị dị ứng với phấn hoa trở nên mẫn cảm và cũng mắc các triệu chứng dị ứng phấn hoa như người bản xứ.
Nguyên nhân chính của bệnh dị ứng phấn hoa là từ cây Sugi – một loại cây tuyết tùng Nhật Bản. Cây Sugi thụ phấn nhờ gió nên gió sẽ đưa phấn hoa bay trong không khí rất nhiều. Hàng năm có khoảng ít nhất 25% người Nhật dị ứng phấn hoa Sugi này. Và mỗi năm số lượng phấn hoa bay trong không khí càng nhiều khiến cho số người mắc bệnh dị ứng phấn hoa càng ngày càng tăng
Hàng năm chính phủ đã chi 7 nghìn tỷ yên chCác chính phủ cho chương trình giảm lượng phấn hoa.Tổng chi phí của dị ứng tuyết tùng từ năm 1970 có thể lên tới 100 nghìn tỷ yên.
Trong mùa dị ứng tuyết tùng, bạn sẽ nhận thấy mặt nạ ở khắp mọi nơi tại Nhật Bản.
Một phương pháp để trị bệnh là tiêm. Cách này phải do bác sĩ thực hiện và mỗi năm tiêm một lần.
– Uống thuốc phòng bệnh trước lúc lượng phấn hoa tăng lên. Để nhận thuốc này, bạn nên đến khám các phòng khám tai mũi họng vào khoảng cuối tháng 1 hoặc đầu tháng 2, nhận thuốc uống trước để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Hàng ngày người bệnh cần phải uống thuốc đều đặn theo chỉ định của bác sĩ, như vậy hệ miễn dịch sẽ dần dần thích nghi với phấn hoa. Và như vậy đến một lúc nào đó thì cơ thể sẽ không còn phản ứng với bụi phấn nữa, bệnh nghẹt mũi, chảy nước mũi do dị ứng phấn hoa sẽ hết.
(Nguồn: nhatbanaz)
CÔNG TY CỔ PHẦN SEN QUỐC TẾ
Chuyên Đào tạo Nhật ngữ – tư vấn hồ sơ du học Nhật Bản
36A Đặng Tất P. Vĩnh Hải Tp Nha Trang Khánh Hòa
Tel/Fax: +8458.3838.279 Mobil: 0966.777.628 (Mr Ca)
Email: info@senquocte.com Webs
Facebook: