SN

Suy nghĩ người Nhật Bản như thế nào?

Văn hóa dân tộc – văn hóa ứng xử – truyền thống đất nước

Các bài viết gần đây : 

Trước khi đọc bài viết này, các bạn nên nhìn qua cách mà suy nghĩ người Nhật Bản thể hiện qua việc đi làm hoặc việc ăn uống hàng ngày. Không phải những gì bạn thấy là những gì bạn từng nghe qua về con người Nhật Bản. Thật ra, trải qua quá trình bị cô lập với thế giới bên ngoài trong thời gian dài, suy nghĩ con người Nhật Bản thật sự có lẽ là một điều bí ẩn đối với thế giới.

Bạn suy nghĩ rằng con người Nhật bản ai cũng suy nghĩ giống nhau ? Chưa hẳn là như vậy, vì thật ra, Nhật Bản cũng giống như các quốc gia khác, rất đa dạng về suy nghĩ, và thường được hiểu theo nghĩa cá nhân. Sau đây, mình sẽ chỉ ra cho các bạn thấy suy nghĩ người Nhật Bản thông qua các câu nói:

 

xupZmcex48EBy3WyOLqq80hBuqNAgw0lHFX8IXV4nj6PodxHSELctDJxzqovm0ThVlHXhZ DnLL7SoVEa7XFIn 48d8RPpIELYCzBR5QmhCR80m

1) Ganbatte (がんばって!)

Câu này được dịch ra là “Hãy cố gắng hết sức” (do your best – trong tiếng Anh). Câu nói này chính là lí giải vì sao bạn thấy người Nhật chăm chỉ. Thật ra ẩn sâu bên trong đó chính là nội lực ghê gớm của con người Nhật Bản. Cũng như các Samurai, con người Nhật Bản ngày nay yêu “thử thách”. Vâng ! Chính là thử thách theo nghĩa đen trong suy nghĩ người Nhật Bản.

Đó là lý do vì sao con người Nhật Bản thường làm việc đến tận khi kiệt sức. Điều này cũng được lý giải theo địa lý và lịch sử về Nhật Bản – vốn đã rất nghèo nàn về tài nguyên, lạc hậu từ xa xưa. Chính vì thế, nếu không cố gắng thì đất nước sẽ không bao giờ thoát cảnh kiệt quệ. Bạn sẽ thấy rõ điều này qua các lễ hội Mikoshi tại Nhật Bản

 

Zs7zJgK08E2 QHqbrd BdHYW38fXKnaalQnpg3FW6VtSNGRsgdYw0yazlTVs8voSIYnNmmxtb FZGSXhUErVpc2hP7Gu bEzehkw22pHf6UhzQy1vKXBF5Q2jOsnNNJwpFI L0rt

2) Shoganai (書がない)

Câu này dịch ra là “hãy chấp nhận số phận” (“it can’t be helped” hoặc “accepting your fate”) và mang giá trị tinh thần, văn hóa và các giá trị khác, nó cũng đồng thời là châm ngôn sống trong suy nghĩ người Nhật Bản. Đây chính là lý do vì sao con người Nhật Bản phát triển đất nước như con lốc dù là một nước nằm trong điểm đỏ về các thiên tai như động đất, sóng thần.

Suy nghĩ người Nhật Bản là nếu như bạn không điều khiển được số phận, hãy chấp nhận nó và bước tiếp, đó cũng chính là sự giải thích cho tính chịu khó của người Nhật Bản và không có một lời phàn nàn nào khi họ gặp điều khó khăn.

Tuy nhiên, câu này cũng thể hiện một mặt trái khác của suy nghĩ người Nhật Bản. Trong thế chiến thứ 2, Nhật Bản đã dễ dàng đầu hàng quân Đồng Minh cũng vì suy nghĩ này. Ngày nay, nếu như ngay cả khi không chấp nhận với các chính sách hay quyết định của chính phủ, người Nhật Bản cũng không phàn nàn gì mà đi bầu cử. Một ví dụ điển hình nhất dành cho các bạn làm trong công ty 100% Nhật Bản: Không có chính sách sa thải nhân viên trừ khi họ tự nghỉ.

 

ZhAPSyq79qQKJE1q5HsyDUW5xZpYTZ LtTNoidgOjyC8N8bgxDdqATL2PcAwGF3cwykCcn6Cdj3F

3) Giri & Ninjo (義理 & 人情)

Đây là hai thuật ngữ mang tính chất bó buộc nhau nhưng lại mâu thuẫn nhau trong suy nghĩ người Nhật Bản. Nếu như bạn đã học qua môn khoa học Mác – Lenin thì hai thuật ngữ này mô tả chính xác nhất. Giri là trách nhiệm và nghĩa vụ, còn Ninjo là tình cảm và cảm xúc con người.

Hai chữ này có thể giải thích qua một hình tượng thời xưa là các samurai và các shogun (lãnh chúa). Các samurai vì nghĩa vụ trung thành với Shogun (Giri) thì tuyệt đối phải nghe lời. Nhưng nếu như chàng samurai yêu say đắm con gái của Shogun thì sao ? Chẳng có một Shogun nào cho phép điều đó cả, và vì thế anh chàng samurai này không thể thực hiện điều đó, tình yêu (Ninjo) của anh chàng Samurai đó không thể thành hiện thực.

Ngày nay cũng vậy, dễ thấy nhất là trong quán cà phê. Nếu như một cô hầu bàn mà phục vụ một vị khách xấu tính thì vì nghĩa vụ (Giri), cô hầu bàn cũng không được phép thể hiện sự khó chịu (Ninjo). Thay vì hất cả ly nước vào vị khách thì cô vẫn phải thực hiện nghĩa vụ.

 

CaJ88fShSn923TiSL ET nwi170LzbyKbBYPA24F13cwLzlMOvxIIdsm 52EC uvVjCuQdaRT3Wc00s4G4qLIyRYHs

4) Genki (元気)

お元気ですか (Ogenki Desu Ka) là một câu cửa miệng của bất kì người Nhật Bản nào khi gặp người khác để thể hiện sự quan tâm sức khỏe của người nói đến người đối diện trong suy nghĩ người Nhật Bản.

Từ “Genki” cũng vì thế là quan điểm sống của người dân Nhật Bản khi tập trung vào sức khỏe. Người phương Tây suy nghĩ rằng bạn thấy vui vì người bạn khỏe mạnh; người Nhật suy nghĩ ngược lại rằng nếu bạn sống vui thì bạn sẽ khỏe mạnh (Nếu thế thì chẳng ai sướng bằng các nhân vật anime).

Quan điểm này ăn sâu vào suy nghĩ người Nhật Bản khi chính họ chú ý vào các sản phẩm vì sức khỏe rất nhiều. Ví dụ như socola tươi không chứa chất bảo quản là một ví dụ.

ZfhjXm5HBtgw9jHidqRY Guu5iHEslcJDsMwLcylX0wXd1Suy9VHCAdcbZow6Mxsn1iYGew bLHU2eF1ubwCGLYsZuVDf1yo1NegP mq6rbaNG7wd4VGxifmkVWhsRwe wREzCRW

5) Mottainai (もったいない)

“Thật là lãng phí !” – Nếu có người Nhật Bản nào nói câu này với bạn thì đây chính là truyền thống của người Nhật. Mottainai đã vượt lên không chỉ là một câu nói mà còn là một triết lý sống với suy nghĩ người Nhật Bản từ xưa đến nay.

Với một đất nước quá nghèo tài nguyên, Nhật Bản cần phải chủ động tiết kiệm mọi thứ, kể cả áo quần. Điều đó giải thích cho việc trang phục đi học của Nhật Bản thường là váy ngắn, các cụ già thì thường để dành Kimono cho đời sau và mọi người thường sữa chữa lại các vật dụng cá nhân thay vì đi mua đồ mới.

Ngày nay, bạn có thể thấy các lễ hội Mottainai (lễ hội trao đổi đồ cũ) được tổ chức ở cả Việt Nam và Nhật Bản, các lễ hội này xuất phát từ tính cách này của người Nhật. Trong hình ảnh trên là ảnh chụp tại một lễ hội Mottainai.

mAhEEBP4clgJ avR2wmQgA6HoyYZsbA0PAjq38ATEaI0He OORiowPHPEUdd7RmCPRKoQaQd nUDuTCPfrfJXo RedsS3Pu3CkfoLYMkKWRRFBj0ZjAMsA3CTCt2sAlWYILD t83

6) Kawaii (かわいい)

Các bạn đã học tiếng Nhật hoặc chưa học mà ghiền Anime thì từ này hẳn đã nghe qua. Sự dễ thương cũng là một phương châm sống của người Nhật bản khi nghĩ về thế giới này. Thông qua các món đồ từ bánh kẹo, trang phục, quà tặng, trang sức và thậm chí cả dải phân cách đường cũng có thể khiến bạn thốt lên câu nhìn dễ thương quá (Kawaii). Pika Pika Chuuuuu cũng khiến bạn cảm thấy dễ thương đúng không nào ?

4uF7X8owe K9ghoblGJZHCKN65ie7JZ0n73Qbu4 rlzBn618qUa 3TRmtE B4LXUC66ntwBCEZ5RTIzfIE4DuCdGuIsBhzEumNbfxyTuagM

7) Yakudoshi (厄年)

Một đất nước nào cũng có những sự kiêng kị của nó và điều này thiên về vấn đề tâm linh và cực kì hiện hữu sâu thẳm trong suy nghĩ người Nhật Bản. Yakudoshi chính là thuật ngữ để mô tả năm tuổi của một con người.

Cũng như Việt Nam, vào năm tuổi thì chúng ta hay hạn chế việc làm ăn, mua quà từ đền thờ để “trấn” điều xui xẻo và ngăn nó không làm hại chúng ta. Tất cả điều đó đều diễn ra “không sai một ly” tại đất nước Mặt trời mọc. Năm tuổi của đàn ông tại Nhật là 25, 42 và 61 ; ở phụ nữ là 19, 33 và 37.

sl egyBhD8HCRwjBbIRLRaw0ifWTW9pCKUNGWG9ItlMhSkFcl4iFcEJIpv9CVk6Oy0sud zrA zi4wU9EQ9YAQx3IFJe5huwN3aEgiL5 u4ZsgveEMUvlK2Lx9RiVOg5OvPNdse

8) Kami (カミ)

Kami chính là các vị thần Shinto theo truyền thống tôn giáo của người Nhật. Có 8 triệu vị thần Kami (quả thực là một con số khổng lồ). Thật chẳng có gì lạ khi ai đó nhầm lẫn giữa các vị thần Kami và đạo Phật với nhau. Điều này cũng thể hiện sự đa dạng trong tôn giáo Nhật Bản, và đó là lí giải cho việc một cặp đôi cũng có thể có tôn giáo nào đó vẫn được làm đám cưới theo truyền thống Thiên Chúa giáo.

9zcwuXBpqM9w5 3t2p3oYKAR8LCx8uF ibZPvj0uBY2BBVzXWwwUWo5riGBK3yzPxSPMwzGSpG9 8K0Q4VLoTEt3otDib5Dzns Zi Y1lNwYD JsZsWWiE3sUFhQ 2O3HbCb2jCO

9) Honne & Tatemae (本音 & 建前)

Hai từ này có thể dịch thoáng ra là “bằng lòng” và “bằng mặt” như trong văn hóa Việt Nam là “bằng mặt không bằng lòng”. Văn hóa Nhật Bản có những quy tắc ứng xử như che giấu cảm xúc thật sự (bằng mặt) để làm hài hòa các mối quan hệ xã hội dù trong lòng họ không thích (bằng lòng).

Điều này cũng nằm trong các bài học quy tắc và đạo đức Nhật Bản mà trẻ con học từ nhỏ trong suy nghĩ người Nhật Bản. Vì thế, thật là không bình thường khi bạn thấy một công dân bị chỉ trích trực tiếp ngoài xã hội và thay vào đó, đê hiểu các chỉ trích “không bằng lòng” đó thì bạn phải hiểu rõ các ý nghĩa thâm sâu hơn.

Ua2

10) Jishuku (自粛)

Một thuật ngữ mô tả con người Nhật Bản là một cách tự kiềm chế bản thân trước những hoàn cảnh hoặc sự mất mát lớn trong cuộc sống. Trong suốt khoảng thời gian Jishuku, con người thường tạm gác lại những đam mê, mơ ước và cả sự tiến thủ nếu là trong công việc.

Ví dụ, người Nhật Bản có thể gác lại các buổi hẹn, các buổi lễ hội và ngay cả một cuộc gặp mặt với một người bạn cũ lâu năm. Gần đây nhất, trận động đất sóng thần năm 2011 đã khiến cả đất nước Nhật rơi vào tình trạng Jishuku, và kết quả là các lễ hội như ngắm hoa đào nở phải bị hủy bỏ.

5LFUxnB5J qA4Z80IZHyS137 pLDXobZvyT1gdS5c1Nq kYMJpzxGf X88zZAiHzXqTPtgPDyZC8BRcyndr3G6AO NJ tPZPFRg74blI8AdU43dJ01DOaRlHhvN2hHgvcJ2L6WCy

11) Mono no aware (もののあはれ)

“Không có gì là tồn tại mãi mãi” – Đây chính là suy nghĩ vô thường của cuộc sống, và cũng là một phần của cuộc đời trong suy nghĩ người Nhật Bản. Điều này cho thấy rằng người Nhật Bản suy nghĩ về cuộc sống là cái đẹp chỉ thật sự hấp dẫn khi nó không thể hiện hữu dài lâu. Bạn sẽ thấy suy nghĩ này của người Nhật Bản thông qua các bộ phim hoạt hình anime.

Tuy chỉ là một cách suy nghĩ nhỏ về mặt thẩm mỹ hoặc chí ít là hiện tượng tự nhiên, suy nghĩ này có một mặt trái đen tối của nó vào thế chiến thứ 2. Chính phủ phát xít Nhật đã dùng suy nghĩ này để nói về điều tuyệt vời nhất của chiến tranh để mộ binh.

GMnI92 dCvhLMeA3VCNsbtV5 v9JqmdcjrNldOzsIUGk1sK3Wjhrr3Vvjoig5cOZLWLGZ1hK3N6ZPJdYiCn8ALiUkvlz9jb4BhjXBjNVEuPmkXddw4L IglCpjwnF6CJb1sv6 7

12) Otsukaresama Deshita (おつかれさま でした)

Khi không còn gì cả sau một ngày làm việc, câu nói “Otsukaresama Deshita” được cất lên nhắc nhỏ mọi người Nhật Bản rằng các bạn đã cố gắng hết sức. Với nghĩa đen là chúc ngủ ngon, câu nói này còn mang ý nghĩa nhân văn hơn là bạn đã thấm mệt rồi, hãy để kết quả đến với bạn.

Người Nhật Bản kính trọng sự mệt mỏi – là bằng chứng hiện hữu rằng bạn đã làm việc chăm chỉ cả một ngày.

0YmkdkOWhDWfhDmQGClf4G4UUkS6yPa L8T5MgTvMj sCyHlROL4bSOIIXd cJnTO2bRwirRof2fhRsl3XXXP0tkJfdkkQUodRBRgK0TMpp43ybI0wzHiHZkm1q4ihjz TS46Zna

13) Bureiko (無礼講)

Làm việc chăm chỉ, nghỉ thì vui chơi hết sức, đó chính là ý nghĩa của Bureiko khi dành cho vế sau. Mang nghĩa là “tất cả các luật lệ được hủy bỏ”, mọi người có thể vui chơi thỏa thích sau một ngày làm việc.

Tuy vậy, một ý nghĩa nhân văn hơn là Bureiko được các công ty dùng để xây dựng tình đồng nghiệp bền chặt giữa các dội nhóm trong công ty. Chắc các bạn không lạ gì từ team building của tiếng Anh.

PBc jUTxswd3Q77D5rQTKyO51rzjUtLYaEDsfypdzWm0B6MLa1vjY7 gE6lnIV9pCSROsz8DqCPVk1Fl9g9mIM 3VI6Q5aWi7tY2p72Qj6B8 zPI51NcUgdGgro6McB qzWSCXWG

14) Pasonaru Supesu (ぱそなる すぺす)

Con người ai cũng cần có một khoảng không riêng biệt cho chính mình, tuy vậy, ở Nhật Bản thì “pasonaru supesu” mang nghĩa là các “kỹ năng đối với bản thân”. Nhật Bản vốn là một đất nước có truyền thống tương thân tương trợ lẫn nhau đến nỗi, nếu bạn có thấy hàng xóm khỏa thân và mời bạn cùng đi nhà tắm chung thì cũng không lạ. Và, điều này đôi khi gây sốc với những người chưa quen với văn hóa Nhật Bản.

Thường thì chúng ta hay phát triển kỹ năng và đem áp dụng nó với những người khác nhưng pasonaru supesu được xem là một quá trình phát triển các kỹ năng đối với bản thân và chỉ dùng với chính bản thân người đó. Ví dụ như việc đọc sách, chăm sóc thú cưng hoặc làm vườn.

Tuy vậy, trong góc nhỏ tâm hồn mỗi người dân Nhật Bản thì khoảng không gian riêng vẫn tồn tại khi mà bạn có thể thấy, ngay cả trong giờ cao điểm, một cụ già ngồi đọc sách bên trong một cửa tiệm sách nhỏ một cách thong thả.

Nguồn: namavn.com

quangcao

CÔNG TY CỔ PHẦN SEN QUỐC TẾ
Chuyên Đào tạo Nhật ngữ – tư vấn hồ sơ du học Nhật Bản 
36A Đặng Tất P. Vĩnh Hải Tp Nha Trang Khánh Hòa
Tel/Fax: +8458.3838.279 Mobil: 0966.777.628 (Mr Ca)
Email: info@senquocte.com Website:http://senquocte.com
Facebook: https://www.facebook.com/senquocte

Trả lời

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.