tiet kiem

Các bí quyết tiết kiệm chi tiêu ở Nhật

Các bí quyết tiết kiệm chi tiêu ở Nhật

TIN GẦN ĐÂY

Việc đi làm thêm của Du học sinh chúng ta là để đáp ứng ít nhất một trong hai mục đích cơ bản sau:

  • Tự chi trả được sinh hoạt phí cho bản thân
  • Tự đóng học phí (phụ giúp gia đình được một phần hoặc toàn bộ)

Để hoàn thành được hai điều nêu trên không phải là quá khó, nhưng chưa hẳn bất kỳ ai cũng có thể thực hiện được. Vì trên thực tế, chính phủ Nhật cho phép du học sinh được làm thêm chỉ 28 giờ một tuần. Chúng ta vừa bị giới hạn về mặt thời gian làm việc, song song đó vừa phải đóng các loại thuế, bảo hiểm v…v… Do vậy nếu không lập một kế hoạch cụ thể thì sẽ rất vất vả khi cố gắng theo đuổi mục tiêu. Và để kế hoạch trở nên hiệu quả, chúng ta cần phải ghi nhớ hai từ khóa sau đây:

Chi tiêu hợp lýTiết kiệm.

Trong sinh hoạt phí, thông thường chúng ta cần phải chi trả những khoản tiền cơ bản sau:

  1. Tiền nhà + Điện, nước, ga.
  2. Tiền học phí.
  3. Bảo hiểm y tế.
  4. Phí tàu xe đi lại (đi học, đi làm. Phần đi học các bạn nên mua vé tháng, phần đi làm thông thường công ty sẽ chi trả một phần hoặc toàn bộ).
  5. Điện thoại
  6. Tiền ăn
  7. Tiền đi chơi, chi phí phát sinh khác (tiền chi cho văn phòng phẩm, nhu yếu phẩm như xà bông, bột giặt v..v.. hay tiền sách giáo khoa, tiền hồ sơ thi senmon/ Đh, JLPT, EJU v..v..)

PHÂN LOẠI CHI PHÍ

Nhóm khoản chi cố định (chi phí phải chi mỗi tháng là như nhau, đã được ấn định từ trước) bao gồm các khoản có số thứ tự 1, 2, 3, 4

Nhóm khoản chi biến động (chi phí phải chi có sự dao động nhiều hay ít tùy vào mỗi tháng) bao gồm các khoản 5, 6, 7.

Lý do nên phân biệt như thế là để đơn giản hóa việc quản lý, và nhận ra đối với nhóm nào chúng ta nên thực hiện như thế nào để giảm chi tốt nhất, từ đó đưa ra được kế hoạch chi tiêu trong tháng một cách hiệu quả. Để giảm chi trong tháng:

VIỆC CẦN LÀM ĐỂ THỰC HIỆN TIẾT KIỆM

Giảm khoản chi cố định: tìm nhà giá rẻ (thường là khu vực ngoại thành), hoặc gần trường học để cân đối chi phí đi lại. ở ghép với bạn bè, tự giác xin giảm phí bảo hiểm tại Ủy ban (với tư cách là học sinh) v.v..

Giảm khoản chi biến động: tiết kiệm chi tiêu hết sức có thể.

Bí quyết giảm khoản chi biến động

  • Tự giác ghi lại những khoản đã chi trong ngày (bằng sổ tay hoặc application trên điện thoại).
  • Giúp quản lý chi tiêu Đồng thời nhận ra khoản nào là không cần thiết để rút kinh nghiệm cho lần sau.
  • Có hiệu quả tâm lý giúp củng cố ý thức tiết kiệm.
  • Ví dụ: nếu trong ngày hoặc trong tuần đã dùng quá mức đã đề ra, tự khắc sẽ muốn tiết kiệm để bù lại khoản thâm hụt cho những ngày tiếp theo.
  • Lựa chọn phương tiện giao thông siêu tiết kiệm: xe đạp hoặc đi bộ. Nếu đi tàu hãy mua vé tháng hoặc sử dụng thẻ Pasmo, Suica để tiết kiệm.
  • Tự nấu ăn (thay vì ăn ở quán). Tự lên một mức giới hạn cụ thể để chi cho việc ăn uống. Ví dụ một ngày không chi tiêu quá 650 yên. Và chỉ chi tiêu trong khoảng giới hạn này.
  • Mua hàng giảm giá ở siêu thị.
  • Khoảng 2-3 tiếng trước giờ đóng cửa, siêu thị bắt đầu dán mác giảm giá các mặt hàng tươi sống như thịt, cá, v..v.., khởi điểm từ 10%. Dần đến giờ đóng cửa sẽ giảm lên đến 50% (半額)
  • Mua lương thực, thực phẩm ở các siêu thị Gyomu(業務用スーパー)
  • Siêu thị Gyomu là siêu thị bán hàng với giá rất rẻ, thường dành cho các chủ cửa hàng, quán ăn đến để mua nguyên liệu.
  • Mua văn phòng phẩm, dụng cụ gia đình… ở các cửa hàng đồng giá 100 yên.
  • Dụng cụ nhà bếp, tập vở văn phòng phẩm v..v.. chất lượng rất tốt và giá cả phải chăng. Một số tên các siêu thị đồng giá: Daiso, CanDo, Seria, v..v..
  • Lấy nước uống miễn phí ở một số siêu thị.
  • Một số siêu thị có cung cấp nước uống đã qua lọc bằng máy miễn phí cho những người có thẻ hội viên của siêu thị. Chỉ cần mua bình đựng chuyên dụng do siêu thị bán thì mỗi ngày bạn được quyền lấy nước 1 lần miễn phí. Dưới đây là hình ảnh minh họa:
  • tOQSS8ry NEKjmZpB7Gk8PM74JRSd3PJ6WkT7ZaucANszfQWDKXVXCRHg4CuP2wXQm2rsvi8PMR1sv07Oc DBBCeXwA3UWAn6ljX 88QMGQGGK ikJvJfLg wgizluLZoIQ3OtLv
    vC5PpsbxEHCUGhDxskg tOzscS1li37udhkoqeGppxz7nLTQR0vawEO4hk99 pKKwRL J5p1yXkmrPlF5J9kMREEZuRNMB0djdoJniFJXKDNk4ivuBjEHg5wSaH
  • Tắt đèn, quạt, các thiết bị điện khi ra khỏi nhà. Tắm xong hãy tắt ngay bình nóng lạnh. 

    Về cắt giảm phí điện thoại:

  • Hạn chế tối đa việc gọi điện, nhắn tin thông thường bằng cách sử dụng các ứng dụng như Line, Viber, Zalo, Facebook, v..v.. để liên lạc.
  • Gọi điện thoại vào các giờ miễn phí gọi nội mạng. Ví dụ như những hãng thường gặp sau: Au: từ 1h đến 21hSoftbank: từ 1h đến 21h
  • Docomo: 24/24h (với điều kiện phải đăng ký dịch vụ, với gói chi phí là 1700 yên)
  • Cắt hoặc ngưng các dịch vụ không cần thiết để hạn chế tiền điện thoại.
  • Tốt nhất nên có tài khoản chuyên dùng để tiết kiệm riêng.
  • Mỗi tháng bỏ vào một số tiền mà mình muốn tiết kiệm. Tuyệt đối không rút ra sử dụng nếu không thật cần thiết. Ở các cửa hàng 100 yên thường bán các hộp tiết kiệm dạng chuyên để bỏ đồng xu 100 yên hoặc 500 yên. Hãy mua một hộp và cố gắng hàng ngày bỏ vào đó ít nhất một đồng. Bạn sẽ hoàn toàn quên đi khoản tiền này và đến một lúc nào đó khi cần đến khoản tiền này thực sự hữu ích.
  • Lý do: Nếu gộp chung tài khoản dùng để sinh hoạt và tài khoản tiết kiệm làm một thì khi xem trong tài khoản có nhiều tiền thì thông thường sẽ gây ra tâm lý tiêu xài phóng khoáng. Điều đó dẫn đến xu hướng chi tiền không suy nghĩ nhiều hơn, thâm hụt ngân sách quy định và kết cục là không thể hoàn thành mục tiêu tiết kiệm. Do đó nên sở hữu hai tài khoản riêng biệt.
  • Xe điện hoặc xe bus: Mua vé tháng, vé định kì để được chiết khấu. (Thông thường sẽ có giá rẻ hơn gần một nửa so với việc trả tiền từng đợt đi)
  • Đối với học sinh, sinh viên Đại học, Senmon: tuyến đường từ nhà đến trường sẽ dược chiết khấu đặc biệt rẻ. (với điều kiện phải chứng minh được bạn đang học tại trường Đại học hoặc Senmon).

Lưu ý: Không áp dụng loại hình này đối với học sinh học trường tiếng Nhật.

  • Ngoài ra, khi mới chuyển nhà thường bạn sẽ phải mua đồ đạc trong nhà: Tivi, tủ lạnh, máy giặt, bếp ga, nồi cơm điện, lò vi sóng… Những thứ này hãy mua ở cửa hàng đồ cũ – リサイクルショップ

Và khi chuyển nhà hãy mang đồ không dùng nữa đến đây để bán.

TĂNG THU NHẬP TỪ VIỆC LÀM THÊM

Tùy vào vùng mà mức lương tối thiểu sẽ khác nhau. Mức lương tối thiểu cao hay thấp được xác định dựa vào mức sống của vùng đó. Ví dụ:

Mức lương cơ bản các vùng(Có hiệu lực từ tháng 10 năm 2015)

Tokyo………………….907 yên

Saitama………………..820 yên

Kanagawa……………..905 yên

Fukuoka………………..743 yên

Hokkaido……………….764 yên

Chiba……………………817 yên

Thu nhập của bạn vào mỗi tháng sẽ còn tùy thuộc vào loại hình công việc, thời gian làm là ban ngày hay ban đêm (lương theo giờ làm đêm sẽ được up 25% so với lương làm ngày).

Vào những tháng đi học: Được làm thêm tối đa 28 giờ/ tuần

Vào những tháng có kì nghỉ dài: Được làm thêm tối đa 40 giờ/ tuần

Vào những tháng đi học chỉ nên đi làm vào ban ngày để đảm bảo việc học. Vào những tháng có kỳ nghỉ dài thì nên làm đêm để tăng thêm thu nhập + tăng thêm trải nghiệm.

  • Những tháng đi học: Có thể kiếm được từ 80.000 yên trở lên.
  • Các đợt nghỉ hè, nghỉ thu, nghỉ đông, nghỉ xuân các bạn được làm thêm toàn thời gian (40 tiếng/ tuần) nên thu nhập vào những tháng có kì nghỉ sẽ từ 120.000 yên trở lên.

Cũng như ở trên đã nói thu nhập còn phụ thuộc vào loại hình công việc mà bạn làm. Đa phần các công việc đòi hỏi yêu cầu tiếng nhật cao sẽ có lương cao. Do đó, các bạn nên tập trung học để nâng cao trình độ của mình theo đó sẽ có nhiều cơ hội việc làm tốt.

Trên đây là các bí quyết tiết kiệm dành cho cuộc sống của Du học sinh ở Nhật. Chúc các bạn ứng dụng được những bí quyết trên vào thực tế cuộc sống của mình ^^!
Nguồn: sekovn.com

đăng ký học tiếng nhật
Đăng ký học tiếng nhật miễn phí !!!

CÔNG TY CỔ PHẦN SEN QUỐC TẾ
Chuyên Đào tạo Nhật ngữ – tư vấn hồ sơ du học Nhật Bản 
36A Đặng Tất P. Vĩnh Hải Tp Nha Trang Khánh Hòa
Tel/Fax: +8458.3838.279 Mobil: 0966.777.628 (Mr Ca)
Email: info@senquocte.com Website:http://senquocte.com
Facebook: https://www.facebook.com/senquocte

Trả lời

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.