Các bài viết gần đây :
- Chi Phí Du Học Nhật Bản
- Tiếng Nhật tại sân bay dành cho du học sinh, thực tập sinh
- Cái Nhìn Tổng Quan Về Học Phí Và Chi Phí Sinh Họat Khi Du Học Tại Nhật
Xin ông cho biết đôi nét về mối quan hệ truyền thống tốt đẹp giữa Nhật Bản với Việt Nam nói chung và Khánh Hòa nói riêng?
Nhật Bản và Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao từ ngày 21-9-1973. Từ đó đến nay, các mối quan hệ kinh tế, chính trị, giao lưu văn hóa được mở rộng; sự hiểu biết và tin cậy giữa hai nước từng bước được nâng lên. Nhật Bản là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam và là nước G7 đầu tiên công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam vào tháng 10-2011. Đến nay, Nhật Bản là nước tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam, nhà đầu tư số 2 tại Việt Nam, đối tác thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam năm 2015.
Ngày 15-9-2012, Đoàn Tùy viên Kinh tế của Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản đến thăm, làm việc tại Khánh Hòa để tìm hiểu về các lĩnh vực hợp tác và tình hình đầu tư của các doanh nghiệp Nhật Bản tại Khánh Hòa cũng như kế hoạch phát triển kinh tế của địa phương trong giai đoạn 2011 – 2015, đồng thời thăm các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại Khánh Hòa. Những năm qua, phía Nhật Bản cũng đã tổ chức các đoàn công tác sang thăm, làm việc tại tỉnh và hỗ trợ Khánh Hòa trên lĩnh vực y tế, giáo dục, thủy sản.
Cuối tháng 2-2017, Khánh Hòa rất tự hào tổ chức thành công SOM1 của Hội nghị APEC 2017 và vinh dự được đón tiếp 21 nền kinh tế thành viên APEC. Nhân dịp này, lãnh đạo UBND tỉnh đã tiếp xã giao Trưởng đoàn SOM 1 của Nhật Bản. Vào ngày 6-10, các đại biểu khách mời và doanh nghiệp sẽ có cơ hội tham gia hai tour tham quan thực địa do tỉnh Khánh Hòa tổ chức nhằm giúp các đại biểu có cái nhìn rõ nét hơn về tỉnh Khánh Hòa.
Ông có thể cho biết cụ thể hơn mối quan hệ hợp tác kinh tế giữa Khánh Hòa và Nhật Bản thời gian qua?
Về thu hút FDI, lũy kế đến năm 2016, tỉnh Khánh Hòa có 98 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn là 2.975 triệu USD. Trong đó, có 7 dự án FDI từ Nhật Bản với tổng vốn đăng ký 230 tỷ yên (2.051 triệu USD), chiếm 68,94% tổng vốn FDI. Các dự án tập trung vào lĩnh vực sản xuất nhiệt điện, chế biến thực phẩm, hải sản, du lịch.
Về du lịch, Khánh Hòa là trung tâm du lịch lớn của cả nước, với nhiều di tích lịch sử văn hóa và những nét kiến trúc độc đáo như: Tháp Bà Ponaga, chùa Long Sơn, nhà thờ Núi, Thành cổ Diên Khánh cùng với hàng loạt khách sạn, resort 4 đến 5 sao dọc biển và các khu vui chơi giải trí đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng, tham quan của khách du lịch và các chuyên gia, nhà đầu tư. Năm 2016, tổng lượt khách du lịch đạt 4,5 triệu lượt, trong đó khách quốc tế 1,2 triệu lượt, tăng lần lượt là 21,04% và 25,82% so với năm 2015, trong đó có nhiều khách đến từ Nhật Bản.
Xin ông cho biết định hướng phát triển, thu hút đầu tư của tỉnh trong thời gian tới?
So với các tỉnh, thành khác trong cả nước, Khánh Hòa có được lợi thế, tiềm năng cực kỳ quý giá, đó là sở hữu cùng lúc ba vịnh biển đẹp đó là: Nha Trang, Cam Ranh, Vân Phong, vịnh nào cũng có giá trị về nhiều mặt ở tầm quốc gia, quốc tế. Do đó, một trong những nhiệm vụ trọng tâm để phát triển kinh tế – xã hội trước mắt cũng như lâu dài của tỉnh Khánh Hòa là tiếp tục thực hiện 3 vùng kinh tế trọng điểm, gắn liền với ba vịnh biển nói trên.
TP. Nha Trang thuộc top 10 điểm đến du lịch của châu Á năm 2016. Với nhiều lợi thế về cảnh quan biển đảo, môi trường, khí hậu, thực tế trong nhiều năm qua TP. Nha Trang đã vươn lên trở thành một trung tâm du lịch lớn của cả nước, trở thành thành phố tổ chức các sự kiện lớn của quốc gia, quốc tế. Kinh tế từ du lịch đóng góp vào GDP hàng năm của tỉnh chiếm tỷ trọng từ 12% trở lên. Chỉ tính giai đoạn 2012 – 2015, trung bình mỗi năm ngành Du lịch Khánh Hòa đạt doanh thu trên 4.800 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, vịnh Vân Phong với lợi thế có địa hình phong phú, đặc biệt là hệ thống đảo, bán đảo, vịnh sâu và kín gió, bờ và bãi biển, cồn cát hấp dẫn và là khu vực có hệ sinh thái đa dạng như: rừng nhiệt đới, rừng ngập mặn, động thực vật biển nông ven bờ. Với những lợi thế này, năm 2006, Chính phủ đã quyết định thành lập Khu kinh tế Vân Phong với mục tiêu xây dựng khu kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực. Trong đó, cảng trung chuyển container quốc tế, công nghiệp lọc hóa dầu, trung chuyển dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ giữ vai trò chủ đạo, kết hợp phát triển kinh tế du lịch, dịch vụ, công nghiệp, nuôi trồng hải sản và các ngành kinh tế khác. Đồng thời là trung tâm kinh tế của tỉnh Khánh Hòa, có vai trò đầu tàu thu hút đầu tư và là động lực phát triển kinh tế cho các vùng lân cận và cả nước. Đến tháng 9-2017, Khu kinh tế Vân Phong đã thu hút 154 dự án (trong đó, có 26 dự án FDI) với tổng vốn 3,48 tỷ USD, giải quyết việc làm cho khoảng 6.000 lao động.
Đối với vịnh Cam Ranh, bên cạnh tầm quan trọng về chiến lược quốc phòng, một vùng trọng điểm kinh tế đã và đang hình thành, với định hướng phát triển Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh, cảng biển Ba Ngòi thành cảng container phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội cho cả vùng Nam Trung bộ và Tây Nguyên. Bên cạnh đó, khu du lịch Bãi Dài (Khu vực Bắc bán đảo Cam Ranh) đã và đang hình thành với mục tiêu trở thành khu du lịch trọng điểm quốc gia. Đến nay, hơn 40 dự án khách sạn, khu resort dần dần hiện hữu. Nhiều người kỳ vọng khu du lịch này không hề thua kém Nha Trang bởi có bãi biển đẹp, cảnh vật còn hoang sơ, yên bình.
Với những tiềm năng và lợi thế của tỉnh Khánh Hòa nêu trên, tỉnh Khánh Hòa mong muốn quan hệ hợp tác với Nhật Bản ngày càng phát triển hơn, mở rộng hơn và bền vững hơn. Hy vọng trong thời gian tới, tỉnh Khánh Hòa sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm và hỗ trợ đặc biệt của Bộ Ngoại giao và Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, cũng như các doanh nghiệp Nhật Bản sẽ triển khai hiệu quả việc hợp tác, đầu tư tại Khánh Hòa.
Xin cảm ơn ông!
CÔNG TY CỔ PHẦN SEN QUỐC TẾ
Chuyên Đào tạo Nhật ngữ – tư vấn hồ sơ du học Nhật Bản
36A Đặng Tất P. Vĩnh Hải Tp Nha Trang Khánh Hòa
Tel/Fax: +84258.3838.279 Mobil: 0966.777.628 (Mr Ca)
Email: info@senquocte.com Webs
Facebook: