Hinh dai dien Trong am cua tu 4 1

CÁCH NHẬN BIẾT TRỌNG ÂM, NGỮ ĐIỆU CỦA TỪ VÀ CÂU TIẾNG NHẬT

wA2wGoM0iiOb0EY4k1EZOGDgHu3eNKWVLnAatkfz94sewYWqFDTFtbtYT2 wFu0FqzybBNZdddljjuVrQrLTcj5AEWRf9OYduequxDMuwc2tGKOXqW6c

? Làm thế nào để phát âm tiếng Nhật chuẩn ?

? Tiếng Nhật có trọng âm hay ngữ điệu không ?

? Những từ đọc giống nhau nhưng nghĩa khác nhau thì làm sao phân biệt ?
? Như tiếng Anh có rất nhiều sách hướng dẫn phát âm chuẩn, vậy tiếng Nhật có sách nào không ?

   Theo quan sát những người học tiếng Nhật xung quanh mình, thì mình thấy hầu như các bạn học phát âm các từ vựng tiếng Nhật bằng cách nghe thầy cô phát âm và mình bắt chước theo giọng như vậy.

Tiếng Việt của mình thì có 6 thanh điệu với các dấu huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng, ngang. Vậy tiếng Nhật thì sao ? Ngữ điệu tiếng Nhật thì chỉ có 2 thôi là cao thấp.

Mình xin lấy một ví dụ điển hình đó là phân biệt 3 từ 橋(はし — cây cầu) , 箸(はし — đũa) và 端 (はし — cạnh, đầu).

3 từ này khi viết hiragana thì đều giống nhau. Cùng là Ha shi nhưng trọng âm khác nhau nên cách phát âm sẽ khác nhau và dẫn tới người nghe hiểu nghĩa của từ khác nhau.

r55ks8 2b VHrg3Uel9ryzLzmFppOcW OkA0jENodTFXT71izQDdLbFz89MyNWTsZzSKOmWDUi0bv2UcXRYIQCOyDDe5 76iNoOwS4 s8R54hOF8CkwkdUzU7fzn7mhSjHjRHa7H

Đôi đũa – chúng ta sẽ phát âm là Há shì —> Trọng âm ở chữ

Cây cầu – chúng ta sẽ phát âm là Hà shi —> Trọng âm ở chữ

Cạnh, đầu – chúng ta sẽ phát âm là Ha shi —> Không có trọng âm

Tuy nhiên cũng giống như những ngôn ngữ khác, nếu mình phát âm sai sẽ làm cho người nghe khó nghe được những điều mình nói, đặc biệt là những người gặp mình lần đầu tiên. Nếu nói sai quá nhiều thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc truyền đạt tiếng Nhật. Hơn nữa nếu bạn đang hướng đến việc nói tiếng Nhật chuẩn như người Nhật thì việc phát âm và nói ngữ điệu chuẩn là vô cùng cần thiết. Thời gian nói sai càng nhiều thì sau này càng mất nhiều thời gian để sửa. Chính về thế những bạn học từ đầu mình nghĩ cần đặc biệt để ý vấn đề này. Những bạn đang phát âm sai sớm nhận ra để sửa kịp thời.

Hiểu được điều này, các thầy cô của Nhật ngữ Sen Quốc Tế đã tham khảo các tài liệu như tài liệu Nihongo hatsuon akutibiti ( にほんご発音アクティビティ ), từ điển trọng âm tiếng Nhật trực tuyến OJAD. Cũng như chính thầy Sasho – là giáo viên bản địa dạy tại Trung tâm mình cũng tổng hợp, để đưa cho các bạn những quy tắc để phát âm chuẩn Nhật.

Để phát âm chuẩn là sự kết hợp của 4 yếu tố sau:

  1. Trọng âm
  2. Ẩn âm
  3. Ngữ điệu
  4. Điểm ngắt hơi

Ở đây có điều mình muốn lưu ý là: về ngữ điệu trong bài mình nói đến là ngữ điệu tiếng Nhật vùng Kanto, đại diện là theo phương ngữ Tokyo. Tuy nhiên, sau này khi sang Nhật, nếu bạn sinh sống tại vùng Kansai ( Osaka ) hay vùng khác thì cần có sự thay đổi cho phù hợp với phương ngữ nơi mình sinh sống nha.

  1. Về cấu trúc phân nhịp điệu của câu tiếng Nhật bao gồm 3 phần chính

rcU4i qRHFET4Ba4Zl7zNzxOIQwbZhFCdAZSC2Dw 1q34 pk9Ccx HAvnc AWNwUBVDrEG9qTuiigUSxibXA0b Oul2LAL1iso03QSLMx UqJTrinoZTcnQH LYEK3yazTrIlbIu

① アクセント・マーク: dấu trọng âm được ký hiệu giống như đường vuông góc. Và sẽ được đặt tại chữ có trọng âm.

イントネーション・カーブ : đường cong ngữ điệu, đại diện cho giọng lên – xuống khi phát âm và giao tiếp.

句切(くぎ)りマーク: là điểm ngắt câu khi nói. Thường điểm ngắt tại dấu chấm hết câu và ngắt tại điểm sau trợ từ. Trong ví dụ là trợ từ ha được gạch chân bôi xanh ( trợ từ đưa vào chữ cái trước đó để đọc thành một hơi rồi ngắt ).

2. Cấu trúc ngữ điệu và trọng âm của từ vựng như sau:

Trọng âm là gì ?. Được hiểu đơn giản là lực phát âm được nhấn mạnh vào một âm tiết của từ ( giống như điểm nhấn của từ ). Sau trọng âm sẽ là điểm hạ âm.

Ở đây mình xin được lấy 2 ví dụ điển hình nhất đó là đọc tên nước Việt Nam, và nước Nhật Bản. Chúng ta sẽ đi sâu vào phân tích hai từ vựng này nhé.

  • ベトナム ( nước Việt Nam ): Đây là âm ngang, không có trọng âm. Các bạn quan sát những từ nào trên đầu của nó chỉ có đường màu đen thôi thì đó là âm ngang, không có trọng âm. 3 chữ tô, na, mư mình sẽ đọc liền hơi ngang cùng nhau.

I1kkLOOTUx0H1X1dczqDX72wFpMBzhDq3soVGpzzcPBLc0kxS7vD08TB3sdslqnk

Ở đây nếu bạn nào hay chơi đàn, chúng ta có thể hình dung âm bê như là nút đô, âm tô, na, mư như là nút rê. Thì thứ tự từ thấp đến cao sẽ là Đồ – Rê – Mi – Pha -Son – La – Si.

  • ん ( nước Nhật Bản ): trọng âm là chữ bôi đỏ, ở đây là chữ , sau trọng âm thì sẽ là âm đi xuống. Theo thứ tự các nút âm nhạc thì sẽ là : Đồ – Rê – Đồ.

VlzNgk8GoSI3cxkmzj6C1VGaz7i4McIaRz9awoAekFQCZdtwSNKsma13ZV4psjeWAKV i arZwtuFnaYGoGZM8KJOgwC3kxtEHnybMHYATS4HtGDM07J9

3. Như vậy thì học từ nào biết từ nấy hay có quy tắc nhận biết không vậy ?

—> Thực tế là học từ nào mình biết từ nấy chứ không có quy tắc để nhận biết từng từ như tiếng Việt mình. Tiếng Việt mình cứ dấu sắc là lên cao, dấu chấm là hạ xuống, dấu huyền là ngang.

Còn tiếng Nhật thì các bạn phải học từng từ nha.

—> Nhưng các bạn hoàn toàn yên tâm. Vì trong tất cả các từ vựng theo mỗi bài học của Sen Quốc Tế đều có bổ sung trọng âm và ngữ điệu rồi. Nên các bạn sẽ học được cách phát âm chuẩn ngay từ bài học đầu tiên nhé.

—> Và cũng thật may mắn là mỗi nhóm từ sẽ có cách nhận biết chung nha. Cụ thể là:

Đầu tiên là nhóm Động từ nhé.

—>>> Tất cả các nhóm động từ ở mỗi thể đều có trọng âm giống nhau.

  • Động từ ở thể khẳng định ( kết thúc là masu ): trọng âm ở chữ ma
  • Động từ ở thể phủ định ( kết thúc là masen ): trọng âm ở chữ
  • Động từ ở thể quá khứ ( kết thúc là mashita ): trọng âm ở chữ ma
  • Động từ ở thể phủ định quá khứ ( kết thúc là masendeshita ): trọng âm ở chữ

Chúng ta đi vào một vài ví dụ cụ thể nhé.

0 rqdIdXtC38415X27iD9zKgtIGdn 0tHqeiatovqrhIwf9N9VpWSXLMJ2ZjWUE CQvmQvsgSMVZN22gzGOrJGhpaW390kOftEERrk8VY75dYM A3

Tiếp theo là nhóm Tính từ nhé.

Tính từ trong tiếng Nhật được chia làm 2 loại là tính từ đuôi i và tính từ đuôi na. Các bạn sẽ được học cụ thể trong các bài học. Ở đây mình chỉ hướng đến những tính từ có nhận biết chung về trọng âm thôi nhé.

Đối với nhóm tính từ thì không có quy ước về cách đánh trọng âm như nhóm động từ. Mà với mỗi tính từ khác nhau thì trọng âm sẽ đánh ở vị trí khác nhau, nên bắt buộc các bạn phải học theo từng từ vựng cụ thể.

Tuy nhiên, khi tính từ đuôi i được kèm với Đề sự trong câu giao tiếp, thì lúc này sẽ có quy ước là trọng âm sẽ rơi vào chữ cái đứng trước chữ i .

KpeG7bQOnt8cYRtbhScEuS2ww2f tRWIPOnEz22H8TnmlucrGoqhCfg3YKDQArKaEp0uHlaCtOsxUKBCbst8yikKnMSkGTBVLbmwe MMYb4S0uUqR4PiEPsZPLOboHw ZAKk5Eic

Ví dụ như nóng —> đứng một mình có trọng âm và khi ghép với đề sự thì trọng âm sẽ rơi vào chữ chư .

Tương tự ngọt —> đứng một mình không có trọng âm, nhưng khi ghép với đề sự thì lại có trọng âm ở chữ ma

Với tính từ đuôi na : thì có sự khác biệt chút. Tính từ đuôi na bản thân trong từ vựng không có chữ na. Nhưng khi đi ghép với một danh từ thì sẽ xuất hiện na đứng trước danh từ đó. Vì vậy, mình sẽ xét với 2 trường hợp gặp phổ biến là tính từ đuôi na bổ nghĩa cho danh từ và tính từ đuôi na đi với đề sự.

  • Tính từ đuôi na đi với danh từ thì thường không có trọng âm ( âm ngang )
  • Còn tính từ đuôi na đi với đề sự thì trọng âm được đánh ở chữ đề

H61XF1o0GXs76NuCVe7z88n5037Bh8OodbXIfpzfoWQ5kl3OtHhRITIIDDHUJQQIy3zw79 rs4a d3PKnVF5sk2C bkTGfK6hdpIkjEt3irnPGF2JOl22klnvVCutPLzYGrQDJHw

—>>> Một lần nữa mình muốn lưu ý với các bạn là không áp dụng cho tất cả các tính từ. Mà chỉ là tần suất xuất hiện những trường hợp này là nhiều hơn thôi. Còn lại để chính xác thì các bạn học theo từng bài học cụ thể là chính xác nhất nhé.

—-> Đối với danh từ thì bản thân của các từ vựng cũng không có quy tắc nhất định nào. Nên về danh từ thì các bạn sẽ học theo từ vựng của từng bài nhé.

—-> 4. Với thứ trong tuần: thì có quy tắc là trọng âm sẽ rơi vào chữ YO

D Vdqhdm5pFCJ0l1xofE6sovW5RDH1gVo7vBcCbPiBxz3qwGhj13jZD

—-> 5. Với số đếm :

Ở đây mình chỉ đưa ra được quy tắc áp dụng trọng âm cho số đếm từ 1 tới 10. Vì khi các số càng lớn thì âm tiết càng nhiều. Nên trọng âm sẽ thay đổi chứ không theo quy tắc nhất định.

Với dãy chữ số từ 0 đến 9 sẽ có tầm quan trọng đặc biệt khi các bạn muốn biết hoặc cho số điện thoại của đối phương.

9k23TXzmlATG L7JK2gZGgKXEjQ9ot21TsMh50SHPTNXVT3W NFtMKF4NHIsUzooN3ZgrQFsj6WruQSRHInoftbsUH80nP0td98Zlef4Sy83qtpJ9Z 8cXihq0tuNrf2oDkqT X

Ví dụ như số 1 đọc là iCHI và số 8 đọc là haCHI, ngữ điệu của hai chữ này giống y nhau nên bạn cần lưu ý khi phát âm để tránh nhầm nhé.

—-> 6. Ẩn Âm

 Có rất nhiều bạn thắc mắc là sao khi em học từ vựng thì nghe thấy là đề sự, mát sự. Mà khi vào giao tiếp hội thoại thì lại chỉ nghe như là mas, des….Có rất nhiều bạn không để ý đến điều này, nên khi các bạn nghe người Nhật nói hoặc nghe từ băng, đĩa, xem phim, các bạn sẽ nói là “ ủa hình như phát âm thiếu, em không nghe rõ từ đó”…

Chúng ta cùng ghi nhớ quy ước dành cho ẩn âm này nhé.

PfDmdA RjzGOhLaUmfpi136sgcYO65KMDCXlQaDemHFX4qAINPRRmfNdHK7 ERCCuwTCK69vt0z8MpHBrzaiiwCclHm8XGucrQd0bevp5M9kbh5jK fSUdcVimJE2cBrctKGMU9g

—> Cách để chúng ta dễ nhớ là: mình sẽ đưa vào câu văn dễ nhớ, giống như mình nhớ hệ thống bảng chữ cái đó. Là câu : không – sao – tí – phút – hỏi – pa (ba, bố ) – sẽ – trả (lời) cho . Thật dễ nhớ phải ko các bạn.

Chúng ta cùng đi thêm các ví dụ nữa nhé.

Ở đây, những chữ là ẩn âm, mình sẽ gạch dưới chân nha.

aqE6FLx45c5mu3UvoN74e70Oe w7u6Al

 

7. Đường cong ngữ điệu của câu イントネーション・カーブ

Ngữ điệu là gì ? Ngữ điệu được hiểu đơn giản là sự nâng cao hoặc hạ thấp giọng nói trong câu. Chức năng chính của ngữ điệu là nối liền các bộ phận của lời nói lại với nhau, làm cho lời nói trở nên liền mạch. Nhưng điều quan trọng của ngữ điệu là việc biểu hiện tất cả những sắc thái cảm xúc đa dạng của lời nói.

Khi các từ vựng đứng riêng lẻ với nhau thì mình phát âm khác. Còn khi ghép với nhau thành câu có nghĩa thì lúc này còn phụ thuộc vào cảm xúc của người nói đưa vào câu văn nữa. —> Nên ngữ điệu và trọng âm của câu sẽ khác ngữ điệu và trọng âm của từ nhé.

Chúng ta sẽ phân tích bằng 3 ví dụ:

Oboqqz7g2qTqKheCvQxY wWsGSW8j5Q4h1GgPkmoYQjj1zWbJnv1fDv91XprWpITzsXG9Jvm1PEBFNKrqQRQ jwla7odhY5AIEgkjogDo 0bW73260vCfyRD i6aCoLUYGg6jUkr

Ví dụ 1: Tôi học tiếng Nhật.   —> mang tính chất thông báo một hoạt động —> trạng thái cảm xúc bình thường

Ví dụ 2: Anh Mira là người Mỹ phải không ? —> là câu hỏi nên sẽ ngữ điệu ở cuối câu cần phải cất cao giọng lên.

Ví dụ 3: Anh Mira là người Mỹ à . —-> là câu biểu thị sự ngạc nhiên khi mình biết về thông tin đó và hạ âm ở cuối câu.

Như vậy, các bạn thấy là ở ví dụ 2 và 3, việc lên xuống của ngữ điệu là vô cùng quan trọng. Cùng kết thúc là ka ở cuối câu nhưng ý nghĩa lại hoàn toàn khác nhau. Các bạn hãy lưu ý điều này khi giao tiếp nhé.

8. Điểm ngắt hơi trong câu

Cũng giống như câu tiếng Việt, khi nói thành một câu hoặc đoạn văn, bắt buộc chúng ta phải ngắt câu. Ngắt câu nhằm mục đích để người nghe hiểu rõ những điều mình cần nhấn mạnh. Tiếng Nhật cũng vậy.

Trong câu tiếng Nhật, điểm ngắt câu sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có 3 yếu tố chính thường gặp là:

  • Tốc độ đọc ( nói )
  • Điểm cần nhấn mạnh
  • Bởi mỗi người đọc ( nói ) khác nhau.

Ở đây, chúng ta sẽ dựa trên cách ngắt hơi mà phổ biến người Nhật sử dụng. Đó là ngắt hơi sau dấu phẩy ( điểm này giống cách ngắt của Việt Nam mình ). Ngắt hơi sau trợ từ ( nghĩa là trợ từ sẽ đưa về chữ cái trước để đọc cùng một hơi ).

T80MiAZKZOxuHNNcyIV843AA1jGiEoY51jQeVbITIsWrbpVud3EAhnRJfQtZzwyCSXW4PFwx2hyk02Oyg x2hDId6cxMLAA5RpOnDo5NB Bt2QGbJsSfilG96m

—> Đây là điểm mà các bạn cần lưu ý. Vì thường người Việt Nam mình hay nhấn mạnh trợ từ chứ ko đưa ghép cùng chữ trước để đọc.

—> Nên rất nhiều bạn học sinh của mình mới đầu khi nghe hội thoại từ băng. Thì hầu như các bạn đều không nghe rõ được trợ từ và nghĩ rằng câu đó đã bị bỏ mất trợ từ.

Vậy là mình đã giải thích cho các bạn đầy đủ về trọng âm, ngữ điệu và điểm ngắt hơi khi chúng ta giao tiếp. Và để có thể giao tiếp tốt bắt buộc chúng ta phải luyện tập thật nhiều. Và mình xin giới thiệu với các bạn một cách luyện tập mà rất nhiều học sinh của mình áp dụng hiệu quả.

hM1ZM0HCEF39 Np68FNRHl5kwMFBywgZumNX6Ja7NBOXSnVEmRELGZDGiNgyN7W 6Nn0Kx 8UeZpjMWQcG9W J8ZhH6QkmZHNDn wstb ouRl8miyTUqor5vlyatkfwjJP9UdKUN

Bước 1: đầu tiên các bạn phải phát âm chuẩn từng chữ cái tiếng Nhật

Bước 2 : Các bạn mở google translate ( google dịch ). Các bạn nhấp vào phần nhập dữ liệu bằng giọng nói. Và các bạn nhập từ vựng hoặc câu hay đoạn văn vào để kiểm tra phát âm của mình đã chuẩn chưa nhé. Nếu các bạn phát âm tốt thì sẽ hiện ra ngay được từ mình nói. Còn khi bạn phát âm sai có thể sẽ không hiển thị hoặc hiển thị sai.

Bước 3: Các bạn cóp toàn bộ từ, câu hay đoạn văn mình đã nhập. Và đưa sang từ điển trực tuyến OJAD( có tiếng Việt ). Vào tra theo từ hoặc câu, đoạn văn (hỗ trợ đọc Suzuki kun ). Thì sẽ hiện ra trọng âm và ngữ điệu của câu, đoạn văn mình vừa nhập nhé.

Bước 4: Các bạn sẽ luyện theo ngữ điệu chính xác của đoạn văn mình muốn đọc nha.

Mình hy vọng bài học này sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình học tiếng Nhật. Đặc biệt là với các bạn bắt đầu học tiếng Nhật thì mình sẽ có phương pháp để luyện giao tiếp hiệu quả hơn.

Trong quá trình học tập, nếu các bạn có thắc mắc cần được hỗ trợ, các bạn đừng ngại ngần. >>> Hãy liên hệ với

Trung tâm Nhật ngữ Sen Quốc Tế theo thông tin như sau:

YAGZgm5xK6TYcN9sGAIHMeA8crZ2Tlw Rbq2pNLQG45II7elfn3huMalMCx ID0KufHfBHhoz7CtrCvTWqTCD9pIeU96BF PBeR 68fvoZrjrDhBXVrnstVTl cy3Y5eSsGcTbrW

CÔNG TY CỔ PHẦN SEN QUỐC TẾ

Chuyên Đào tạo Nhật ngữ – Tư vấn hồ sơ du học Nhật Bản – Biên phiên dịch tiếng Nhật

Số 01(hoặc 58) Cao Văn Bé, P.Vĩnh Phước, Tp.Nha Trang, Khánh Hòa.

Tel/Fax: 0258.3838.279 Mobil: 0966.777.628 (Mr Ca)

Email: info@senquocte.com. Website:https://senquocte.com

Facebook: https://www.facebook.com/senquocte

Đặc biệt các bạn có thể học tiếng nhật online trên Website : https://senquocte.edu.vn

SEN QUỐC TẾCHẮP CÁNH ƯỚC MƠMỞ ĐƯỜNG TƯƠNG LAI

Cảm ơn các bạn đã theo dõi. Chúc các bạn học tập tốt. Xin chào tạm biệt và hẹn gặp lại các bạn trong những bài học tiếp theo.

みなさん、ありがとうございました。また、よろしくおねがいします。

Trả lời

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.