Có thể nói trợ từ 「は」là trợ từ đặc trưng nhất trong tiếng Nhật nhưng bên cạnh đó, có 1 trợ từ khác được xem như rất giống với 「は」 là 「が」. Chúng ta có thể phân biệt cách sử dụng của 2 trợ từ này qua 4 mẹo nhỏ sau đây (4 cách phân biệt cơ bản nhất)
Các bài viết gần đây :
CÁCH 1: Dựa theo thông tin mới hoặc thông tin cũ
A: しゃちょうはだれですか。Giám đốc là ai vậy?
B: しゃちょうはたなかさんです。Giám đốc là anh Tanaka.
Câu trên là câu có vị ngữ là từ để hỏi, là dạng câu có thông tin mới chưa được biết đến nằm ở cuối câu thì trợ từ は sẽ được sử dụng.
A: だれがしゃちょうですか。Ai là giám đốc vậy?
B: たなかさんがしゃちょうです。Anh Tanaka là giám đốc.
Ngược lại, với những câu khi chủ ngữ là các từ để hỏi, thông tin mới chưa được biết đến nằm ở đầu câu, thông tin cũ nằm ở cuối câu thì が sẽ được sử dụng.
Ví dụ: どれがあなたのほんですか?これがわたしのほんです。
CÁCH 2: Dựa theo câu văn là câu hiện tượng hay câu phán đoán
– Câu hiện tượng (現象文―げんしょうぶん): là những câu văn diễn tả sự thật, điều hiển nhiên, các việc, sự kiện xảy ra. Với những câu này trợ từ は sẽ được sử dụng.
Ví dụ:
a) 11月20日はベトナムのきょうしの日です。Ngày 20/11 là ngày Nhà giáo Việt Nam.
b) 一日目は東京へ行きます。Ngày đầu tiên chúng ta sẽ đi đến Tokyo.
– Câu phán đoán (判断文―はんだんぶん): là những câu văn biểu thị sự phán đoán mang tính chủ quan được thêm vào để diễn tả các trạng thái hay các sự việc, sự kiện xảy ra. Với những câu này thì trợ từ が sẽ được sử dụng.
Ví dụ:
あるケーキを見ている)あのケーキがおいしそうですね。(Bạn đang nhìn vào 1 chiếc bánh nào đó rồi thốt lên) Chiếc bánh kia trông ngon quá nhỉ.
CÁCH 3: Dựa theo việc chủ ngữ của câu có liên kết đến cuối câu hay không (dựa theo ý nghĩa của câu)
母はりょうりをつくるとき、よくうたをうたう。Mẹ tôi lúc nấu cơm thì hay hát lắm.
Trong câu này, chủ ngữ của câu (mẹ tôi) đã được liên kết tới cuối câu (thì hay hát lắm).
母がりょうりをつくるとき、よくてつだう。Tôi thường giúp đỡ (phụ) mẹ lúc mẹ nấu cơm.
Trong câu này, chủ ngữ của vế câu đầu (mẹ tôi) không liên kết với chủ ngữ ở vế câu sau (tôi) đã được lược bỏ đi, nói cách khác thì việc “giúp đỡ” là “tôi” làm, không phải là “mẹ”.
CÁCH 4: Dựa theo việc chủ ngữ biểu thị ý nghĩa loại trừ hay ý nghĩa so sánh, phân biệt, lựa chọn
– Loại trừ (排他―はいた): loại bỏ người hay sự vật, sự việc khác.
Ví dụ:
彼がせきにんしゃです。Anh ấy là người phụ trách.
Trong câu này tác giả có ý nhấn mạnh rằng “người phụ trách” ngoài anh ta ra thì không phải là bất kỳ ai khác nữa.
– So sánh, phân biệt (対比―たいひ): so sánh người hay các sự vật, sự việc.
Ví dụ:
犬は好きだが、ねこはきらいだ。Tôi thích chó nhưng lại ghét mèo.
Với câu này, tác giả đang so sánh giữa chó và mèo với nhau, 2 sự vật cùng 1 trục liên tưởng so sánh. Ngoài ra, 2 từ này còn được phân biệt bởi 1 vài cách sau:
– Trợ từ 「は」 đứng sau chủ đề của câu, 「が」đứng sau chủ ngữ của câu. (loại câu này là câu thuộc kiểu câu quan hệ toàn thể – bộ phận, quan hệ giữa 1 sự vật và 1 thuộc tính).
Ví dụ:
ぞうははながながいです。Con voi có cái vòi dài.
中国はじんこうがおおいです。Trung quốc thì dân số đông.
– Trợ từ 「は」 biểu thị lý do, trợ từ 「が」thường được sử dụng trong các câu chỉ tính chất, trạng thái, các câu chỉ các hiện tượng tự nhiên.
Ví dụ:
彼氏と別れたのは二人のせいかくがあわないからです。Tôi chia tay anh ấy là vì tính cách 2 chúng tôi không hợp nhau.
あめがふっています。Trời đang mưa.
ちがあかいです。Máu thì có màu đỏ.
– Trợ từ 「が」còn được sử dụng trong các câu chỉ sự tồn tại, có hoặc không (あります、います)
Ví dụ:
かべにせんぷうきがあります。Ở trên tường có cái quạt.
きょうしつにがいこくじんがいません。Trong lớp học không có người ngước ngoài.
– Trợ từ 「が」còn được sử dụng với động từ thể khả năng.
Ví dụ:
日本語がはなせます。Tôi có thể nói được tiếng Nhật.
すきーができません。Tôi không thể trượt tuyết.
CÔNG TY CỔ PHẦN SEN QUỐC TẾ
Chuyên Đào tạo Nhật ngữ – tư vấn hồ sơ du học Nhật Bản
36A Đặng Tất P. Vĩnh Hải Tp Nha Trang Khánh Hòa
Tel/Fax: +84258.3838.279 Mobil: 0966.777.628 (Mr Ca)
Email: info@senquocte.com Webs
Facebook: