Khi bạn muốn làm việc lâu dài tại Nhật mà không muốn xin visa, chỉ có 2 cách cho bạn lựa chọn đó là : xin vĩnh trú và nhập quốc tịch.
Về cơ bản thì quyền lợi nhận được từ cả 2 cách này đều giống nhau như : vay tiền ngân hàng mua đất, mua nhà, mở công ty v.v.. Điểm khác nhau chính giữa chúng đó là nếu bạn xin vĩnh trú, bạn vẫn giữ được quốc tịch cũ của mình. Còn nếu nhập quốc tịch, bạn bắt buộc phải bỏ quốc tịch Việt Nam vì Nhật Bản chỉ cho phép bạn có 1 quốc tịch. Vậy nên vĩnh trú thích hợp với những bạn muốn làm việc lâu dài bên Nhật, không muốn xin Visa. Còn khi muốn định cư hẳn bên Nhật bạn nên làm thủ tục nhập quốc tịch.
Các bài viết liên quan :
- Thủ tục làm visa thăm người thân ở Nhật
- Tin vui về thời hạn lưu trú tại Nhật : xin visa đi Nhật tăng thêm 10 năm
- Gia hạn visa du học sinh
Khi xin được vĩnh trú bạn sẽ không bị giới hạn ngành nghề làm việc, tuy nhiên 7 năm bạn lại phải xin Vĩnh trú 1 lần và nếu rời Nhật Bản 1 năm bạn sẽ mất Vĩnh trú. Ngoài ra bạn cũng mất tư cách Vĩnh trú nếu như vi phạm pháp luật Nhật Bản.
Khi bạn nhập quốc tịch Nhật, bạn đã là công dân Nhật. Dù bạn có phạm pháp, bạn cũng không bị trục xuất. Có một điều hay là khi bạn là người Nhật, đi du lịch bạn được miễn Visa tới rất nhiều nước. Ngoài ra con cái của bạn cũng sẽ được mang tên Nhật, tránh được việc bị trêu trọc, phân biệt khi đi học tại Nhật.
Thủ tục để xin Vĩnh trú và Nhập quốc tịch cũng rất khác nhau.
I. Điều kiện
- Điều kiện xin Vĩnh Trú: Sống liên tục tại Nhật từ 10 năm trở lên, có Visa đi làm ít nhất 5 năm. Tuy nhiên bạn sẽ rút ngắn được rất nhiều thời gian nếu có vợ hoặc chồng là người Nhật hoặc người có vĩnh trú. Khi đó bạn chỉ cần sống ở Nhật trên 1 năm và kết hôn từ 3 năm trở lên là đạt yêu cầu.
- Điều kiện xin Nhập Quốc Tịch: Sống liên tục tại Nhật từ 5 năm trở lên, có Visa đi làm ít nhất 3 năm. Nếu có vợ hoặc chồng là người Nhật thì chỉ cần sống tại Nhật trên 1 năm, kết hôn trên 3 năm là đủ điều kiện.
- Điều kiện chung: Bạn phải có lối sống tốt, có khả năng độc lập tài chính, có thể đem lại lợi ích cho đất nước Nhật Bản. Không có bất cứ hành vi phạm tội nào, đóng thuế đầy đủ và không mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
II. Nộp hồ sơ
- Vĩnh trú
Hồ sơ nộp tại cục quản lý nhập cảnh bao gồm:
- Đơn xin cấp vĩnh trú
- Thư bảo lãnh
- Ảnh thẻ 3×4
- Tài liệu chứng minh thu nhập và đóng thuế năm gần nhất
- Tài liệu chứng minh thu nhập của người bảo lãnh cho bạn
- Passport hoặc giấy chứng nhận tư cách lưu trú
Trong trường hợp nhờ người khác nộp hồ sơ hộ, cần thêm các giấy tờ sau:
- Thẻ cư trú
- Giấy chứng minh pháp lý do cơ quan, tổ chức, chính phủ cấp
- Nhập quốc tịch
Nhập quốc tịch đòi hỏi rất nhiều giấy tờ (bắt buộc dịch sang tiếng Nhật) gồm:
- Bản viết tay lý do muốn nhập tịch bằng tiếng Nhật
- Đơn xin nhập tịch (mẫu sẵn)
- Hồ sơ cá nhân có nêu rõ (thông tin chi tiết về các thành viên trong gia đình, mô tả hoạt động kinh doanh hoặc cách bạn duy trì cuộc sống bên Nhật)
- Mô tả quá trình cư trú của bạn
- Giấy chứng nhận việc làm và các văn bằng liên quan (bằng cấp, giấy khai sinh, chứng minh thư, giấy đăng ký kết hôn, giấy phép lái xe…)
- Giấy chứng nhận quốc tịch
- Giấy chứng nhận đóng thuế
- Nếu bạn là chủ doanh nghiệp, cần có giấy đăng ký kinh doanh
- Giấy chứng nhận tài sản (bất động sản, tiền gửi ngân hàng, chứng khoán…)
- Ảnh thẻ 02 cái 5×5 chụp không quá 6 tháng gần đây
- Ảnh có đầy đủ các thành viên trong gia đình 02 cái
- Các giấy tờ khác nếu có yêu cầu của Bộ tư pháp
III.Thời gian chờ kết quả
- Vĩnh trú: Thường từ 6 – 8 tháng, đôi khi gần 1 năm mới có kết quả
- Nhập quốc tịch: quá trình đợi kết quả bạn còn cần làm 1 số việc như Phỏng vẫn trực tiếp với phía Nhật Bản
Khi được phía Nhật bản chấp nhận bạn phải đến ĐSQ Việt Nam xin thôi quốc tịch (cái này đôi khi mất từ 1 năm đến 1 năm rưỡi)
Lệ phí
- Vĩnh trú: Nếu được chấp nhận bạn phải nộp 8000 yên. Nếu bị từ chối thì không phải nộp.
- Nhập quốc tịch: phía Nhật Bản bạn không mất phí, nhưng phía Việt Nam thì tùy từng người.
Nguồn : laodongvietnhat.com