Khi bạn nghe tiếng Nhật, bạn có cảm thấy tốc độ cực kỳ nhanh không? Thực ra đã có một số người làm nghiên cứu về việc này và cho thấy rằng đúng là nó nhanh thật. Theo mình đây là một chủ đề khá thú vị và thậm chí còn giúp chúng ta có được góc nhìn khác về tiếng Nhật và giúp ta học tốt hơn.
Các bài viết gần đây :
- Quy tắc học nói tiếng Nhật hiệu quả cho người du học
- Bạn đã học Kanji đúng cách
- Những lưu ý để cải thiện khả năng nghe tiếng Nhật
Tốc độ nói của tiếng Nhật
Trong nghiên cứu của các tác giả Pellegrino, Coupé, và Marsico, họ đã bỏ ra rất nhiều thời gian so sánh và xem xét 8 ngôn ngữ khác nhau (trong đó có tiếng Nhật). Họ thử dịch một số câu ra tất cả các thứ tiếng đó và xem mức âm tiết (số âm tiết trên giây), mật độ thông tin (bao nhiêu thông tin có trong những âm tiết kia), và mức thông tin (thể hiện tốc độ truyền tải cùng một lượng thông tin). Tiếng Việt được sử dụng như ngôn ngữ “chuẩn” để làm mốc so sánh, vì thế nó là “1.00” ở bảng dưới đây. Các bạn có thể dùng để so sánh với các ngôn ngữ khác.
Ngôn ngữ | Mật độ thông tin | Mức âm tiết | Mức thông tin |
Tiếng Anh | 0.91 | 6.19 | 1.08 |
Tiếng Pháp | 0.74 | 7.18 | 0.99 |
Tiếng Đức | 0.79 | 5.97 | 0.90 |
Tiếng Ý | 0.72 | 6.99 | 0.96 |
Tiếng Nhật | 0.49 (thấp nhất!) | 7.84 (cao nhất!) | 0.74 (thấp nhất!) |
Tiếng Tây Ban Nha | 0.63 | 7.82 | 0.98 |
Tiếng Việt | 1.00 | 5.22 | 1.00 |
Bây giờ mình xin được so sánh giữa tiếng Việt và tiếng Nhật, các bạn có thể so sánh tương tự với các ngôn ngữ khác trong bảng nhé.
Mật độ thông tin: Tiếng Nhật thấp hơn cả. Nghĩa là khi muốn cùng nói một điều, khi nói tiếng Nhật bạn phải nói nhiều từ ngữ hơn là khi nói bằng tiếng Việt. Thực tế là bạn phải nói với số lượng từ ngữ nhiều gấp đôi!
Mức âm tiết: điều này liên quan đến số âm tiết trên một giây. Tiếng Nhật là cao nhất ở đây, hơn cả tiếng Tây Ban Nha. Giả thuyết của nghiên cứu đặt ra là các ngôn ngữ có mật độ thông tin thấp (như tiếng Nhật) phải nói thật nhanh để bù lại.
Mức thông tin: các nhà nghiên cứu kết hợp 2 yếu tố trên để có “Mức thông tin”. So với các ngôn ngữ khác, tiếng Nhật thực ra truyền tải thông tin chậm hơn. Chẳng hạn cùng nói một câu có nghĩa giống nhau: “Mình đi xem phim nhé.” mất ít thời gian để nói hơn so với “映画を見に行きましょう。(eiga wo mi ni ikimashou)”. Như vậy nếu xét theo mức thông tin thì tiếng Nhật lại là “chậm” nhất vì mất nhiều thời gian hơn để truyền tải cùng một lượng thông tin.
Vậy nhìn chung là, dù tiếng Nhật có nhanh hơn nhưng lượng thông tin truyền tải được trong cùng lượng thời gian thì vẫn ít hơn. Tại sao lại như vậy? Phải chăng nghiên cứu có thiếu sót? Hay có lý do nào cho việc thiếu thông tin trong tiếng Nhật khi nói?
Tiếng Nhật thực ra là ngôn ngữ “chậm” nhất?
Hãy bắt đầu với việc liệu dữ liệu nghiên cứu có sai sót không. Với người mới học, họ có thể thấy tiếng Nhật khi nói có nhiều chỗ được lược bỏ tùy vào ngữ cảnh. Chẳng hạn như cụm 私は (わたしは). Người mới học rất hay nói cụm này bởi vì trong tiếng Việt chúng ta khi nói về mình vẫn thường phải xưng “tôi”. Nhưng trong tiếng Nhật thì cái này lại hay được lược bỏ khi mà ngữ cảnh đã cho biết là đang nói về mình rồi. Còn nhiều điều như giống vậy nữa mà nghiên cứu đã không xét đến.
Mọi ngôn ngữ đều có những sự lược bỏ kiểu như thế, nhất là khi giao tiếp suồng sã. Dù cho việc nghiên cứu đưa thêm yếu tố này vào sẽ cải thiện được phần nào Mức thông tin, nhưng sẽ không nhiều. Vậy có lẽ là thiếu sót của nghiên cứu là không đáng kể.
Điều thú vị hơn, theo tôi nghĩ, là xem xem lý do thực sự khiến tiếng Nhật có Mức độ thông tin thấp là gì. Sau đây là một vài ví dụ.
Ít nhất là trong tiếng Nhật lịch sự, một động từ có rất nhiều âm tiết. Động từ ít nhất thì có 3 âm tiết (でます[3], みます[3]), nhiều thì 5,6 (あそびます[5], はたらきます[6]). Tiếng Việt thì phần lớn động từ chỉ có 1 hay 2 âm tiết như “làm”, “chạy”, “nhìn”…
Tiếng Nhật hay nói vòng vo, “lừa lựa” chứ không đi ngay vào vấn đề chính, vì như vậy sẽ lịch sự hơn.
Ngôn ngữ tiếng Nhật có ít âm tiết hơn, vỏn vẹn có 416, so với tiếng quan thoại là khoảng 1191 hay tiếng Anh là tận 7931. Cho nên tiếng Nhật cùng một cách đọc thì có nhiều từ phải “chung đụng” nhau (các từ đồng âm). Và cũng vì thế phải có các từ dài nhiều âm tiết để phân biệt với các từ khác. Hơi khó hiểu nhỉ? Hãy liên hệ với biển số xe ở Việt Nam. Lúc đầu biển chỉ có 4 số nhưng vì đã hết lựa chọn nên phải thêm 1 số vào và các biển mới bây giờ đều là 5 số cả.
Vậy nghiên cứu có vẻ như là chính xác. Xét theo mức âm tiết thì tiếng Nhật là nhanh nhất nhưng xét theo mức thông tin thì lại là chậm nhất. Mọi thứ đều có sự tương đối.
Vậy điều bạn cần quan tâm là?
Ngoài việc cung cấp thông tin lý thú, tôi nghĩ những phát hiện trên cũng có thể giúp cho việc học của bạn. Sau khi đọc xong phần trên, bạn đã nhận ra rằng: bạn cần phải tập nói nhanh hơn để có thể tỏ ra lưu loát.
Khi đang học, hãy dành chút thời gian tăng tốc độ nói của mình lên. Nếu bạn đang đọc một câu, đừng dừng giữa chừng nếu bạn đang đọc trôi chảy. Chỉ dừng lại khi bạn đã đọc được nhanh hơn trước.
Vậy kết luận là, tiếng Nhật đúng là nhanh thật. Nhưng xét về tốc độ truyền tải thông tin thì lại khá chậm. Hy vọng bài viết đã đem lại những thông tin bổ ích và giải thích phần nào thắc mắc của các bạn. Hẹn gặp lại trong các bài viết khác!
Nguồn: du học nhật
CÔNG TY CỔ PHẦN SEN QUỐC TẾ
Chuyên Đào tạo Nhật ngữ – tư vấn hồ sơ du học Nhật Bản
36A Đặng Tất P. Vĩnh Hải Tp Nha Trang Khánh Hòa
Tel/Fax: +8458.3838.279 Mobil: 0966.777.628 (Mr Ca)
Email: info@senquocte.com Webs
Facebook: