Đôi lúc bạn sẽ cảm thấy mùa đông ở Nhật Bản rất dài và tháng Hai chính là tháng bạn phải “chịu trận” cảnh thời tiết lạnh đến từng chân răng, kẽ tóc nhất. Để không bị cảm lạnh, tại sao bạn không học hỏi những bí quyết gia truyền trị cảm cực kì công hiệu của Nhật Bản chứ?
TIN LIÊN QUAN
- Biển hoa ở công viên Hitachi Seaside Nhật Bản
- Du lịch Nhật Bản: Mùa nào đẹp nhất?
- Tổng quan về đất nước Nhật
#10. Trà xanh
Bạn được khuyên nên uống trà xanh càng nhiều càng tốt để ngừa bệnh cảm cúm, nhưng khi bạn đang bị cảm, nước uống “quốc dân” của Nhật Bản càng quan trọng hơn. Trà xanh có chứa thành phần oxi hóa, tốt cho sự trao đổi chất; nhưng đặc biệt, trà xanh có công hiệu diệt trừ hết tất cả vi khuẩn các loại, giữ vóc dáng và sức khỏe cho bạn.
Trà xanh được bán hầu hết ở các nơi trên xứ sở hoa anh đào với nhiều loại, nhiều giá cả và chất lượng khác nhau. Vì thế, bạn cứ ra các siêu thị địa phương rồi tìm đến khu bán trà xanh ryokuchan mà mua.
#9. Hành tây
Bạn có thể bào nhuyễn hành tây hay cho hành tây vào nước nóng, pha thêm mật ong và mấy miếng gừng vào. Hành tây có tính kháng viêm cao, lại cung cấp nhiều vitamin C, bổ sung hợp chất thực vật flavonoid giúp tăng cường sức khỏe. Ngoài ra, trong trường hợp bạn bị nghẹt mũi do cảm cúm, mùi hành tây đặc trưng sẽ giúp bạn thông mũi.
#8. Nấm Shiitake
Người ta tin rằng nấm Shiitake giúp tăng cường sự đề kháng. Và điều quan trọng nhất chính là bạn chế biến nấm Shiitake ra sao cũng được cả. Bạn có thể cho nấm vào súp miso, hấp hoặc hầm với rau củ. Các nhà khoa học đang nghiên cứu khả năng diệt trừ khối u của nấm, tuy nhiên, vẫn chưa có dữ liệu cụ thể nào cả.
#7. Suguki (Củ cải ngâm muối)
Khá hiếm ở vùng miền Tây, nhưng suguki (củ cải ngâm muối) lại là món dưa muối điển hình ở cố đô Kyoto với vị mặn mặn rất riêng.
Dù vẫn còn mơ hồ nhưng một nghiên cứu vào năm 2013 cho thấy vi khuẩn lên men trong món củ cải ngâm muối có thể làm giảm vi rút cúm ở loài chuột. Các nhà khoa học đang còn nghiên cứu trên người, do đó, từ đây cho đến khi tin tức được khẳng định đúng, bạn nên làm sẵn củ cải ngâm muối cho mùa đông sắp đến đi nhé!
#6. Umeboshi (Mận muối)
Dù không phải ai cũng thích món này nhưng umeboshi (mận muối) lại là một trong những liều thuốc chữa bệnh “nhà làm” được yêu thích. Bạn có thể tự làm mận muối ở nhà cũng được, dùng lửa riêu riêu, cắt mận ra từng miếng nhỏ sau đó cho vào trà. Để tăng cường sức khỏe hơn, bạn có thể cho thêm chanh và gừng nữa. Mận chứa nhiều thành phần tăng cường sức khỏe, hệ tiêu hóa và là liều thuốc giải rượu gia truyền.
#5. Yuzucha (Trà Yuzu)
Thường được trồng nhiều ở miền Đông châu Á, Yuzu cũng là họ hàng với chanh. Cái tên bao gồm chữ trà (-cha) trong tiếng Nhật nhưng trà yuzu được bán trong lọ thủy tinh, nhìn rất giống mứt. Pha trà Yuzu với nước nóng sẽ làm thanh cổ, mát họng, trị đàm và không còn ho nữa.
Trà yuzu có thể mua ở bất kì siêu thị Nhật Bản nào, bạn chỉ cần tìm lọ có chữ ゆず茶 thôi.
#4. Hachimitsu Daikon (Củ cải trắng ngâm mật ong)
Củ cải trắng chứa nhiều vitamin C và giàu enzim giúp giảm chất nhầy trong mũi. Ngoài ra, với củ cải trắng, bạn tha hồ chế biến: ăn sống, áp chảo hay hầm súp.
Để trị những cơn cảm cúm và đau họng, có một liều thuốc gọi là hachimitsu daikon (củ cải trắng ngâm mật ong). Thái củ cải trắng thành từng khúc nhỏ rồi bỏ vào hộp, ủ với mật ong chừng vài giờ. Sau đó, củ cải trắng sẽ cho ra nước mà bạn có thể uống liền hay hòa với nước nóng để thông cổ họng.
Một điều nữa về củ cải trắng chắc chắn bạn sẽ rất phấn khích: củ cải trắng cực rẻ. Nếu bạn sợ sau khi cơn cảm dứt rồi sẽ lãng phí phần củ cải trắng còn lại, bạn có thể mua loại cắt khúc sẵn ở siêu thị.
#3. Shoga-yu (Trà gừng mật ong)
Chắc hẳn bạn đã biết việc người Nhật ăn gừng để tẩy mùi đồ ăn trong miệng để thưởng thức vị ngon từng món sushi, nhưng gừng cũng là một liều thuốc đặc trị bệnh cảm rất tốt. Một trong những cách cho bạn tận dụng những thành phần chữa cảm trong gừng chính là mài nhuyễn rồi trộn với trà, mật ong để làm ra món trà gừng mật ong – một liều thuốc cảm “nhà làm” gia truyền Nhật Bản. Tất cả những nguyên liệu làm nên món trà đều có tính giải cảm cả.
Khoa học đã chứng minh rằng gừng chứa nhiều mangan – khoáng chất quan trọng với cơ thể.
#2. Okayu
Okayu, hay gọi tắt là kayu, là loại cháo làm từ gạo và nước, có thể nêm nếm với muối và một số loại topping như hành lá, trứng cá hồi, gừng và umeboshi để đánh tan hoàn toàn bệnh cảm!
Okayu là món cháo riêng cho người bệnh vì dễ ăn, dễ tiêu hóa nhưng cũng không thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết. Cũng vì thế mà đây là món ăn của người già và trẻ em trong thời kì cai sữa.
Nếu nhà bạn có nồi cơm điện, bạn sẽ thấy chế độ nấu cháo Okayu (お粥 hay おかゆ) vì thế, ngay lúc đang cảm đến mịt mờ đầu óc, bạn vẫn có thể nấu được món cháo này dễ dàng.
#1. Tamagozake (Rượu trứng)
Với cái tên kết hợp hai thành phần chính tamago (trứng) và sake (rượu), bạn sẽ đoán được không phải ai cũng có thể “nuốt trôi” liều thuốc này.
Thực chất, atamagozake là loại trứng sữa Nhật Bản làm với rượu sake nấu chính, vài muỗng mật ong (nếu bạn thích, có thể dùng đường), một quả trứng sống – tất cả trộn lại bạn sẽ có một loại kem đặc, cứ thế mà uống thôi.
Trứng sẽ giúp bạn tăng cường sức đề kháng, mật ong sẽ giúp bạn thông cổ còn rượu giúp bạn dễ ngủ hơn.
Nguồn: All About Japan