Bạn có biết Nhật Bản quy định phạt tiền với người béo bụng? Dưới đây là 5 điểm khác biệt thú vị về tiền bạc ở đất nước mặt trời mọc, theo BT.com.
Các bài viết gần đây :
- Những bộ phim Nhật Bản làm thổn thức trái tim thiếu nữ
- Vì sao ăn sáng kiểu Nhật tốt cho sức khỏe
- Những món ăn không thể bỏ qua ở Nhật vào mùa hè
1. Giảm béo phì bằng cách phạt tiền
Ở Nhật Bản, nếu vòng bụng của bạn ở mức 100cm thì sẽ bị các hình phạt rất nghiêm khắc. Theo luật Metabo (ban hành năm 2008), người đi làm trong độ tuổi 40-74 ở các công ty phải đo vòng bụng và nếu vượt quá 82 cm với nam và 87cm với nữ thì công ty họ sẽ bị phạt.
Luật này có phần gây tranh cãi nhưng mang lại kết quả tốt. Ở Nhật Bản, chỉ có 3.5% dân số bị bệnh béo phì. Trong khi đất nước này có hơn một phần tư dân số ở trên 65 tuổi. Vì vậy tỷ lệ thấp ở mức như trên là rất ấn tượng.
Ở Nhật Bản, nếu bị béo bụng bạn sẽ phải đi kiểm tra và bị phạt.
Những nhân viên có vòng bụng quá lớn bị buộc phải đi khám sức khỏe và tham gia các khóa hỗ trợ đặc biệt. Theo số liệu của Bộ Y tế Nhật bản, chỉ có dưới 50% số lượng người lao động phải đi khám vòng bụng.
Người Nhật Bản nói chung đều có hình dáng thon gọn. Điều này có được là do phong cách sống hay do luật Metabo?
2. Thiết kế tiền giấy khác biệt để người có thị lực kém nhận ra
Tiền giấy ở Nhật Bản được thiết kế có những gờ nổi khác nhau ở góc cuối, để người mù hoặc thị lực kém có thể nhận biết được các tờ tiền.
3. Tăng thuế VAT có thể là ý tưởng tồi
Trong kế hoạch kích thích kinh tế, thủ tướng Abe đã 2 lần dự định tăng thuế VAT để giảm nợ chính phủ. Một lần vào năm 2014 và lần tiếp theo vào năm 2017.
Thuế VAT tăng từ 5% lên 8% vào năm 2014 đã khiến người tiêu dùng cân nhắc hơn khi chi tiêu, và tiếp tục gây ảnh hưởng đến nền kinh tế.
Lần tăng thuế thứ 2 đã phải chuyển từ năm 2017 sang năm 2019 do những lo ngại ảnh hưởng đến chi tiêu của các hộ gia đình. Từ năm 2014 đến nay, mức chi tiêu này đã giảm 5%.
4. Tiền boa (tip) bị coi là xúc phạm
Ở Nhật Bản, tiền boa bị coi như điều xúc phạm vì người Nhật cho rằng làm như vậy có nghĩa là họ không được trả lương đầy đủ.
Mọi thứ đều được niêm yết giá chính xác vì vậy nếu bạn cố tình cho tiền boa thì có khả năng bạn sẽ bị đuổi khỏi quán.
Ngay cả các quán Nhật ở nước ngoài cũng không nhận tiền boa. Cửa hàng Tokyo Diner ở thành phố London đề nghị khách hàng không boa tiền và bất cứ tiền thừa nào đều để dành cho người vô gia cư.
Người Nhật lấy phục vụ khách hàng làm tiêu chí hàng đầu, không nhận tiền boa
Khách sạn Nhật Bản ở New York Riki gần đây quyết định không chấp nhận tiền boa và tăng giá trên menu để trả lương nhân viên cao hơn.
5. Phạt các công ty để nhân viên làm quá tải
‘Karoshi’ hay là chết vì làm việc quá tải, là một vấn nạn ở khắp Nhật Bản. Nạn nhân thường là do bị đột quỵ hoặc tự sát do áp lực sau nhiều giờ làm việc.
Chính phủ Nhật Bản xác định Karoshi khi làm việc 100 tiếng quá giờ trong một tháng hoặc 80 tiếng quá giờ trong ít nhất hai tháng liên tiếp.
Người Nhật thường tranh thủ ngủ trên tàu điện ngầm
Về tự sát, gia đình nạn nhân có thể đòi bồi thường nếu họ làm việc ít nhất 160 tiếng quá giờ trong một tháng, hoặc quá 100 tiếng quá giờ trong 3 tháng liên tiếp.
Ngày càng có nhiều gia đình đòi bồi thường trong những năm gần đây. Các trường hợp bồi thường Karoshi đã tăng lên mức cao kỷ lục là 1.456 vụ trong năm 2015.
Nếu karoshi gây ra cái chết cho nạn nhân, các gia đình có thể nhận được một khoản tiền bồi thường lớn. Người quản lý chuỗi nhà hàng Watami đã buộc phải trả gần 1 triệu USD cho gia đình Mina Mori, 26 tuổi, khi người này tự sát vì làm việc quá tải.
Nguồn: daikynguyenvn.com
CÔNG TY CỔ PHẦN SEN QUỐC TẾ
Chuyên Đào tạo Nhật ngữ – tư vấn hồ sơ du học Nhật Bản
36A Đặng Tất P. Vĩnh Hải Tp Nha Trang Khánh Hòa
Tel/Fax: +8458.3838.279 Mobil: 0966.777.628 (Mr Ca)
Email: info@senquocte.com Webs
Facebook: