oda nhat ban

Chúng tôi sẽ duy trì ODA ưu đãi cho Việt Nam

Ông NAGAI Katsuro, Công sứ, Trưởng ban Kinh tế, Đại sứ quán Nhật Bản, chia sẻ với BizLIVE về kế hoạch cung cấp ODA cho Việt Nam, xu hướng đầu tư của doanh nghiệp Nhật Bản và kế hoạch hỗ trợ Chính phủ Việt Nam trong cải thiện môi trường kinh doanh trong thời gian tới.

TIN LIÊN QUAN

QwWvzZ1Q7HlqiXXyzR7Cb0KYyoW24fNrvIbBZR7s93paVf iZGEPGTS8aAUcBT2JIXdIUhIXOLFxLLTAZFijs
Ông NAGAI Katsuro, Công sứ, Trưởng ban Kinh tế, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam. Ảnh: Dân Trí.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Nhật Bản có xu hướng giảm trong những năm gần đây, đa phần các dự án có quy mô nhỏ và tập trung vào các lĩnh vực sản xuất và nông nghiệp. Liệu sẽ có một làn sóng đầu tư mới của Nhật Bản vào Việt Nam trong thời gian tới không, nhất là sau khi Hiệp định TPP có hiệu lực, thưa Ông? Các doanh nghiệp Nhật Bản quan tâm tới lĩnh vực nào nhất?

Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), đúng là vốn FDI của Nhật Bản đang có xu hướng giảm trong khi số dự án giữ ổn định trong vòng 3 năm qua, cho thấy quy mô trung bình của các dự án Nhật Bản thu hẹp.

Trong thực tế, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực sản xuất của Nhật Bản đang rất quan tâm đầu tư vào Việt Nam và chắc chắn xu hướng này sẽ được đẩy mạnh sau khi Hiệp định TPP có hiệu lực.

Chúng tôi kỳ vọng rằng, cùng với các doanh nghiệp Nhật Bản đang ở đây, các doanh nghiệp vừa và nhỏ sắp tới của Nhật Bản sẽ góp phần phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam. Ngoài ra, các doanh nghiệp của Việt Nam được kỳ vọng sẽ tích cực tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu để hưởng lợi từ quá trình hội nhập.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Nhật Bản đang ngày càng quan tâm tới các cơ hội mới trong ngành dịch vụ. Sự mở rộng của tầng lớp trung lưu thành thị nhờ tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định trong những thập kỷ gần đây tạo ra các cơ hội làm ăn hấp dẫn cho nhiều doanh nghiệp cung cấp dịch vụ của Nhật Bản như bán lẻ và kinh doanh chuỗi nhà hàng. Trong những năm tới, chúng tôi tin tưởng rằng nhiều doanh nghiệp Nhật Bản sẽ gia tăng đầu tư vào ngành dịch vụ ở Việt Nam.

Đâu là trở ngại lớn nhất cho các doanh nghiệp Nhật Bản ở Việt Nam? Họ có đề xuất gì để cải thiện môi trường kinh doanh ở đây?

Không chỉ doanh nghiệp Nhật Bản mà các công ty nước ngoài khác vẫn thường xuyên vấp phải khó khăn khi làm ăn ở Việt Nam, nhất là các thủ tục rườm rà trong lĩnh vực hải quan và đăng ký kinh doanh.

Thông qua Sáng kiến chung Nhật Bản-Việt Nam, chúng tôi đã làm việc với Chính phủ Việt Nam để cải thiện môi trường kinh doanh ở đây kể từ năm 2003, qua đó chúng tôi tin rằng đã đóng góp vào việc mang lại một môi trường kinh doanh thuận lợi hơn và tăng cường tính cạnh tranh quốc gia.

Chúng tôi hy vọng sẽ sớm khởi động giai đoạn 6 của sáng kiến chung Nhật Bản-Việt Nam, đồng thời tiếp tục đồng hành cùng Chính phủ Việt Nam để tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh ở đây.

Nhật Bản là một trong số các nước tài trợ ODA nhiều nhất cho Việt Nam trong 2 thập kỷ qua. Ngân hàng Thế giới có kế hoạch ngưng cấp vốn IDA cho Việt Nam trong năm tới và Ngân hàng Phát triển châu Á đang xem xét dừng cho vay ADF vào năm 2019. Ông có thể cho biết kế hoạch cấp ODA cho Việt Nam của Chính phủ Nhật Bản trong những năm tới ra sao? Các lĩnh vực nào sẽ được ưu tiên?

Nhìn chung, cùng với quá trình tăng trưởng kinh tế, một nước đang phát triển sẽ nhận được ít viện trợ hơn, và vốn tư nhân sẽ dần thay thế viện trợ nước ngoài. Đây là một sự chuyển tiếp hoàn toàn lành mạnh và cũng là trường hợp của Việt Nam khi trở thành nước có thu nhập trung bình. Tuy vậy, chúng tôi vẫn sẽ duy trì các khoản vay ODA ưu đãi cao cho Việt Nam trong lĩnh vực môi trường, chống biến đổi khí hậu, y tế, đối phó thảm họa và phát triển nhân lực.

Chúng tôi còn có một chương trình đặc biệt khác, có tên là STEP, để cung cấp các khoản vay ODA rất ưu đãi trong các lĩnh vực ngoài các lĩnh vực được nêu trên. Chúng tôi hi vọng Chính phủ Việt Nam sẽ sử dụng có hiệu của ODA của Nhật Bản để góp phần phát triển kinh tế-xã hội.

NVzA64 dMIgB1E42tZ9RrHoxfCpHSYIrmR80IPiDJuZmw OLkt6 FpBvhKgjE9BWnKqiKO4cKMEDgElTirzx5lgjFcOlvDE DYyL89cv03xoi8cqoUDHPDYganO
Cầu Nhật Tân bắc qua sông Hồng sử dụng vốn ODA của Nhật Bản. Ảnh: ĐSQ Nhật Bản tại Việt Nam cung cấp.

Xin ông cho biết đánh giá của mình về chuyến thăm Nhật Bản của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong tháng trước?

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có buổi hội đàm rất thành công với Thủ tướng Shinzo Abe vào ngày 28/5/2016. Đây là chuyến thăm đầu tiên của Thủ tướng trên cương vị mới và hai Thủ tướng đã thảo luận một loạt các vấn đề mà hai nước cùng quan tâm, trong đó có thắt chặt quan hệ kinh tế.

Như đã nhấn mạnh trong buổi họp báo chung, hai Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Shinzo Abe đã tái khẳng định lại sự cần thiết và quyết tâm tăng cường quan hệ “đối tác chiến lược sâu rộng” giữa Nhật Bản và Việt Nam.

Trong lĩnh vực hợp tác kinh tế, điều này đồng nghĩa tiếp tục thực hiện cam kết ODA của Nhật Bản, nhất là cho cơ sở hạ tầng có chất lượng. Dựa trên các thảo luận của hai nhà lãnh đạo, chúng tôi mong muốn trong những năm tới sẽ có thêm các dự án ODA hiệu quả và đầu tư mạnh hơn từ các doanh nghiệp Nhật Bản vào lĩnh vực tư nhân.

Theo Ông, đâu là các vấn đề kinh tế mà Chính phủ mới của Việt Nam cần tập trung để đảm bảo tăng tưởng bền vững?

Chúng tôi đồng thuận với nội dung của kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội cho giai đoạn 2011-2016, cho rằng cải cách doanh nghiệp nhà nước, cải cách lĩnh vực tài chính, cải cách đầu tư công và cải cách nông nghiệp là các ưu tiên kinh tế cần được thực hiện. Chính phủ Việt Nam đã xác định đúng đắn các vấn đề và đã đề ra các kế hoạch hành động cụ thể để giải quyết các vấn đề đó.

Điều cần thiết lúc này là triển khai các kế hoạch đó theo từng bước. Chúng tôi mong muốn tiếp tục làm việc cùng với Chính phủ Việt Nam trong các vấn đề này để Việt Nam có thể đạt được tăng trưởng bền vững.

Xin cám ơn Ông!

MINH TUẤN – BizLIVE

đăng ký học tiếng nhật
Đăng ký học tiếng nhật miễn phí !!!

CÔNG TY CỔ PHẦN SEN QUỐC TẾ
Chuyên Đào tạo Nhật ngữ – tư vấn hồ sơ du học Nhật Bản 
36A Đặng Tất P. Vĩnh Hải Tp Nha Trang Khánh Hòa
Tel/Fax: +8458.3838.279 Mobil: 0966.777.628 (Mr Ca)
Email: info@senquocte.com Website:http://senquocte.com
Facebook: https://www.facebook.com/senquocte

Trả lời

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.