IT

Công nghệ thông tin với xã hội Nhật Bản hiện nay

Công nghệ thông tin với xã hội Nhật Bản hiện nay

Các bài viết gần đây : 

Các phương tiện thông tin mới mẻ đang len lỏi khắp nơi trên toàn cầu và trong lúc đem lại cho con người những cơ hội để có một cuộc sống tốt hơn, chúng cũng đặt ra rất nhiều hệ luỵ cho con người. Xã hội Nhật Bản tất nhiên, cũng không nằm ngoài vòng quay đó.

Vào năm 1995, nối mạng internet được phổ biến hầu hết trong ngành kinh doanh ở Nhật Bản, và từ nửa sau của thập kỷ 90, công nghệ thông tin đã được phổ biến nhanh chóng và rộng rãi trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của người dân Nhật Bản. Nếu như năm 1997 mới chỉ có khoảng chưa đầy 10% người dân dùng internet thì sau 5 năm đã lên đến 50%, còn theo thống kê năm 2008 thì cứ 4 người dân Nhật lại có 3 người dùng internet. Số người sở hữu điện thoại di động tại Nhật Bản cũng tăng nhanh, từ khoảng 50% năm 2002 đã lên tới 75% vào năm 2008.

1. Xã hội Nhật Bản hiện nay: Văn hoá đọc dần bị xói mòn

Một điều dễ nhận thấy là văn hóa đọc đã có nhiều thay đổi. Trên tàu điện, cảnh mỗi người cầm một cuốn Manga hoặc tiểu thuyết in khổ nhỏ đã không còn nữa, văn hóa điện thoại di động đã làm thay đổi nó. Người Nhật nổi tiếng là một dân tộc thích đọc sách, nhưng ngày nay, việc đọc tin tức, đọc giải trí bằng internet đã thay thế cho việc đọc báo, đọc sách, tiểu thuyết. Tivi cũng là một phương tiện góp phần làm thay đổi văn hóa đọc sách của người Nhật.

l2qATbA4R1lJ4lmkwqQ9Gy9D dPyIFxTIcjZ4F8TlEFeVvT0kbOhZ18zYChk uSxVyIPUx4hqR1 A0I3IWQN6 8hD9Pon aZBZA5LIcPblBdEH0

Người ta có thể giải trí bằng cách chơi trò chơi điện tử, thậm chí là đọc, nhưng qua hệ thống thông tin internet truy cập bằng điện thoại di động chứ không phải là những trang sách.

2. Căn bệnh mới trong xã hội – Bệnh ngại giao tiếp.

Sự phổ biến của internet cũng làm cho việc giao lưu giữa người và người thay đổi. Ngày nay, người ta có thể ngồi nhà và kết bạn qua mạng internet, những trao đổi trong học tập hay công việc đều có thể được giải quyết bằng internet. Việc sống độc thân, lại khép kín nhờ tiện ích của hệ thống mạng, kết cục làm nảy sinh nhiều căn bệnh xã hội như: bệnh ngại giao tiếp (hikikomori – có nghĩa là khép kín), bệnh trầm cảm, hay sản sinh ra thế hệ thanh niên Nit, sống thu mình, khép kín, không muốn học tập và lao động.

Mạng lưới thông tin phát triển rộng rãi, ngay cả các em học sinh cấp một cũng được bố mẹ mua cho điện thoại di động, nhưng bên cạnh những tiện ích mà nó mang đến, mặt trái là vấn đề giảm sút cơ hội gặp gỡ trực tiếp, và sự đồng cảm, sẻ chia chỉ có được khi con người đối diện nhau, mắt nhìn vào mắt mà trò chuyện dường như đã bị đánh mất.

ETeM9N1cg71aria6CwW6ZtGxUXR1faZuprf8Sr2HY0iYyf4jf9U9U55ngoiysErQF 5hjUGhzYrddl lG8oJTwoAlzuZ0VI5S6i68T03CBAp oc2PIgq8l mHxM1OX 8h92wCjM

Tuy nhiên, nhìn một cách khách quan, các phương tiện thông tin không hoàn toàn tốt mà cũng không hoàn toàn xấu, nó tuỳ thuộc vào cách sử dụng của con người. Làm sao để con người dần tiến xa hơn trên con đường hội nhập thông tin, tiếp cận hơn với các thành tựu khoa học nhưng vẫn không mất đi những giá trị đặc trưng văn hoá, xã hội đậm nét của mình là một vấn đề không chỉ với xã hội Nhật Bản mà với hầu hết các nước trên thế giới.

nguồn: duhocnhat

quangcao

CÔNG TY CỔ PHẦN SEN QUỐC TẾ
Chuyên Đào tạo Nhật ngữ – tư vấn hồ sơ du học Nhật Bản 
36A Đặng Tất P. Vĩnh Hải Tp Nha Trang Khánh Hòa
Tel/Fax: +8458.3838.279 Mobil: 0966.777.628 (Mr Ca)
Email: [email protected] Website:http://senquocte.com
Facebook: https://www.facebook.com/senquocte

Để lại một bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.