Tại Nhật Bản, rác thải được phân loại kỹ lưỡng và tái chế thành các sản phẩm hữu dụng trong cuộc sống, góp phần bảo vệ môi trường.
Các bài viết gần đây :
Lon kim loại, chai thuỷ tinh và những rác thải tái chế khác được người dân phân loại vào các thùng rác riêng đặt dọc các con đường ở quận Setagaya, Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: Tim Hornyak
Mỗi ngày, Trung tâm Tái chế Rác thải của quận Minato, Tokyo, Nhật Bản, lại tiếp nhận nhiều thùng rác có màu sắc riêng biệt, chứa đầy rác đã được người dân phân loại cẩn thận.
Thùng màu vàng đựng chai lọ thuỷ tinh, còn thùng màu xanh da trời dành cho các loại loại lon làm bằng nhôm hoặc thép. Qua quy trình xử lý tại nhà máy, rác thải sẽ được nghiền thành vụn thuỷ tinh hoặc ép thành cuộn kim loại để làm nguyên liệu phục vụ sản xuất, lát đường, chế tạo bộ phận ô tô hoặc làm vật liệu xây dựng.
Trung tâm Tái chế Rác thải Minato đi vào hoạt động từ năm 1999, khi chính phủ Nhật Bản triển khai các chương trình bảo vệ môi trường, bằng cách hạn chế tác động của thói quen tiêu dùng. Hiện nay, mỗi giờ, nhà máy này có thể xử lý 1 tấn rác thải thuỷ tinh, tương đương 4.000 chai lọ và khoảng 1.400 lon thép, nhôm khác.
Điều khác biệt lớn nhất là công nghệ biến chai lọ làm từ nhựa PET (polyethylene terephthalate) thành nguyên liệu tái chế, dụng cụ học tập và thậm chí là cả sợi vải may quần áo. Những cỗ máy có khả năng tái chế hai tấn nhựa mỗi giờ.
Chai lọ làm từ nhựa PET được đổ vào máy xử lý ở Trung tâm Tái chế Rác thải quận Minato, Nhật Bản. Ảnh: Tim Hornyak
Vật liệu nhựa PET được ưa chuộng tại Nhật Bản từ năm 1977 với nhiều ưu điểm như không thấm nước, nhẹ và sử dụng thuận tiện hơn so hơn thuỷ tinh. Japan Times dẫn số liệu từ Hội đồng Tái chế nhựa PET cho thấy, riêng trong năm 2015, người Nhật sử dụng 563.000 tấn nhựa PET và 86.9% số sản phẩm này được tái chế thành công.
Tương tự Trung tâm Tái chế Rác thải quận Minato, nhà máy sản xuất nhựa PET thành phẩm Toyo Seikan mỗi năm sản xuất 23.000 tấn nhựa tái chế từ 27. 500 tấn rác thải. Chai lọ từ nhựa PET được làm sạch và nghiền nát, trước khi được xử lý thành vụn hữu cơ BHET (hydroxyethyl terephtalate monomer). Vụn BHET được nhựa hoá thành chai PET mới, hoặc trở thành nguyên liệu sản xuất sản phẩm giá trị cao hơn, như quần áo hay màng nhựa chống ăn mòn kim loại.
“Nhà máy của chúng tôi là nơi duy nhất trên thế giới có thể sản xuất BHET từ phế liệu PET. Sản phẩm của Toyo Seikan chưa được tiêu thụ hết do điều kiện thị trường, nhưng chúng tôi hy vọng nhu cầu sẽ tăng trong tương lai”, Sei Ishii, Giám đốc Toyo Seikan, cho biết.
Quần áo được làm từ sợ PET tái chết được trưng bày tại Trung tâm Tái chế Rác thải quận Minato. Ảnh: Tim Hornyak
Minato là một trong số ít quận ở thủ đô Tokyo có nhà máy tái chế rác thải hiệu quả. Hầu hết các quận nhờ vào quy trình thu thập và phân loạc rác của công ty tư nhân như Toyo Seikan.
Tuy nhiên, sức hấp dẫn ngành công nghiệp này đang thu hút ngày càng nhiều cá nhân tham gia. Một người thu thập rác tái chế ở quận Setagaya tiết lộ có thể kiếm được gần 20 USD cho mỗi kg lon nhôm.
“Quận Minato hiện tái chế 29,8% rác thải và đặt mục tiêu tăng 42% vào năm 2021”, Ko Taguchi, giám đốc bộ phận xử lý rác thải địa phương, cho biết. “Để thực hiện hoá mục tiêu này, chúng tôi đang tăng cường hợp tác với người dân và công ty tư nhân”.
Chính quyền Tokyo cũng khuyến khích người dân thực hiện chiến lược 3R nhằm giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế rác thải. Trong năm 2014, ước tính gần 112.000 tấn thuỷ tinh, 45.055 tấn nhựa PET và 564 tấn giấy bìa được tái chế trên toàn thành phố.
Nguồn: Baonhat
CÔNG TY CỔ PHẦN SEN QUỐC TẾ
Chuyên Đào tạo Nhật ngữ – tư vấn hồ sơ du học Nhật Bản
36A Đặng Tất P. Vĩnh Hải Tp Nha Trang Khánh Hòa
Tel/Fax: +8458.3838.279 Mobil: 0966.777.628 (Mr Ca)
Email: info@senquocte.com Webs
Facebook: