Do nhiều yếu tố mà khá nhiều người Việt Nam hiểu lầm về đất nước, con người và cuộc sống tại Nhật. Đã rất nhiều lần phải giải thích cho người này, trả lời cho người khác về vàinội dung liên quan đến vấn đề này rồi nhưng chưa có thời gian để tóm tắt lại. Hôm nay xin tóm tắt những phần chính để mọi người cùng cho ý kiến.
Các bài viết gần đây :
- Du Học Nhật Bản
- Trái nghĩa của từ cảm ơn "Arigatou" là gì?
- Những giáo trình luyện nghe tiếng Nhật phổ biến
1/Người Nhật luôn đúng:
Không hiểu vì lý do gì mà nhiều người Việt có khuynh hướng trọng ngoại. Do đó cách họ nhìn vào người Nhật cũng theo khuynh hướng này luôn. Những người học tiếng Nhật hay đi làm cho các công ty Nhật hay có câu cửa miệng "Nhật họ nói vậy" khi muốn chứng minh cho ý kiến của mình là đúng.
Thực tế thì người nước nào cũng là người cả nên cũng sẽ có khi đúng khi sai. Người Nhật cũng thế tùy người, tùy vấn đề mà sẽ có lúc đúng lúc sai. Vì lẽ đó hoàn toàn không nên kết luận theo kiểu phiến diện rằng : Nhật nói thế nên phải đúng!
2/Người Nhật tốt và rất tử tế:
Kế đến là suy nghĩ cố hữu rằng "Nhật họ tốt", "Nhật họ tử tế" , "Nhật không lừa đảo".
Đành rằng, đa số người Nhật là tử tế. Nhưng không phải 100% người Nhật tử tế. Cũng có khối người Nhậ lưu manh. Sự thật là những người Nhật tử tế càng tử tế bao nhiêu thì những người Nhật lưu manh lại càng xảo quyệt và lỳ bấy nhiêu. Nói chung độ lỳ của nhóm này cao hơn người Việt rất nhiều.Vì lẽ đó mà những ai đang có quan hệ làm ăn với công ty Nhật hay người Nhật thì cần phải tỉnh táo.
3/Người Nhật keo kiệt:
Song song với quan niệm "Người Nhật tử tế" ở trên thì lại có nhiều người cho rằng người Nhật keo kiệt, bủn xỉn. Thường thì nhóm người đã có kinh nghiệm làm việc trong công ty Nhật nhận xét này về người Nhật.
Nếu chỉ nhìn cách công ty Nhật họ chi tiền và so sánh với cách người Việt (công ty Việt) chi tiền thì có lẽ đưa ra kết luận là người Nhật keo kiệt cũng không sai. Tuy nhiên, thực tế thì có lẽ do nhiều người lấy cách tiêu tiền của Việt Nam để làm tiêu chuẩn nên kết luận như vậy. Nhưng thực tế nói khách quan thì không hẳn công ty hay người Nhật keo kiệt mà văn hóa tiêu tiền của họ là tỷ mỷ, chi ly đến từng đồng. Cũng có thể điều kiện địa lý tự nhiên(khắc nghiệt) và đất nước phát triển( công nghiệp hiện đại) đã tạo ra bản tính tỷ mỷ của người Nhật. Điều này đã ảnh hưởng đến cả trong văn hóa chi tiêu.
Vốn dĩ có cách tiêu tiền mang tính đại khái (tiền lẻ quá nhỏ không nhận lại hay được thối bằng hiện vật-Một điều không thể xảy ra ở Nhật) nên người Việt nhìn vào sẽ cảm thấy "Nhật keo kiệt".