trungthu

Những khác biệt thú vị giữa trung thu ở Nhật Bản và Việt Nam

Sắp đến trung thu rồi, các bạn du học sinh chắc hẳn sẽ rất nhớ nhà, nhớ những ngày trung thu trăng sáng, cùng bạn bè đi chơi ăn uống, ngắm trăng, rước đèn ông sao. Và rồi các bạn cũng sẽ rất ngạc nhiên vì tết trung thu bên Nhật khá khác với Việt Nam. Lễ hội này có tên tiếng Nhật là Tsukimi (lễ hội ngắm trăng), cũng được tổ chức vào ngày rằm tháng 8.

Các bài viết gần đây : 

mjHRk16NQqRMEHl z5diS9Sx4pYE8 Y 0RuG4WCsjDkC3vwOvC

Ý nghĩa tượng trưng:

Việt Nam coi trung thu là tết của trẻ em. Vào ngày này, các em bé thường được người lớn mua tặng đồ chơi như đèn ông sao, mặt nạ, đèn kéo quân… Thời điểm trăng lên cao, trẻ em sẽ vừa múa hát vừa ngắm trăng phá cỗ. Ở một số nơi còn tổ chức múa lân, múa sư tử, múa rồng để các em vui chơi thoả thích. Cũng trong ngày này, mọi người thường biếu cho ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, họ hàng và các ân nhân khác bánh trung thu, hoa quả, trà và rượu.

Ớ Nhật Bản, ngày lễ trông trăng vừa mang ý nghĩa ngắm trăng sáng, vừa như một lễ tạ ơn trời phật đã cho một vụ mùa bội thu. Họ sắm những mâm cỗ có các món ăn được làm tử sản phẩm nông sản mà họ làm ra như bánh Dango, cỏ bông bạc Susuki, Imomeigetsu (thu hoạch khoai tây mặt trăng) – Mamemeigetsu (thu hoạch đậu mặt trăng) – Kurimeigetsu (thu hoạch hạt dẻ mặt trăng) đặt trước thềm nhà, sau khi cúng xong, sẽ cùng nhau thưởng thức những thành quả và ngắm trăng.

Các hình ảnh có trong ngày lễ ngắm trăng:

Trong các câu chuyện cổ tích xưa của Việt Nam, tết trung thu gắn liền với hình ảnh chị Hằng Nga, chú Cuội ngủ quên ở gốc cây đa và chú thỏ Ngọc dễ thương. Trong khi ở truyển thuyết của Nhật Bản chỉ xuất hiện hình ảnh thỏ Ngọc.

Ở Việt Nam, câu chuyện Thỏ Ngọc là câu chuyện thật cao đẹp và cảm động. Thời đó nhiều năm mùa màng thất bát, người và vật ăn thịt nhau để tranh giành sự sống. Thỏ là loài vật yếu đuối không đi được xa để kiếm ăn đành rủ nhau quay quanh bên đống lửa để chống chọi với đói và rét. Trước cảnh khổ ải, khó khăn như vậy, một con thỏ đã nhảy vào đống lửa, thui mình làm thức ăn cho đồng loại của mình, mong tồn tại giống nòi. Khi đó Tây Vương Mẫu đi qua, thương cảm vì nghĩa khí của con vật, người đã nhặt đám xương tàn của con thỏ đó, phù phép cho nó thành hình hài bằng ngọc và được trường sinh bất tử trên cung trăng.

Trong khi đó, tại Nhật Bản, người Nhật Bản lại cho rằng có Thỏ Ngọc sinh sống trên mặt trăng, vì vậy khi ngắm trăng thường tưởng tượng như đang thấy hình một chú thỏ đang ăn bánh bao, hoặc đang giã bánh Tsuki- Dango.

k43eLU3L3DfF44FVE4d7lKfYJ8iATvtwhh1OH76aTPeYQSGPH0sUHAgYbMkuNIVOHZUkSe0 J0Y1jBqXNLAsc7OJqhJb6EXHqlV6o1E697IGJvZqRhFJXdQ6zps1ldmiqpwZdU

Các hoạt động trong lễ ngắm trăng:

Việt Nam coi ngày rằm tháng 8 là tết của thiếu nhi, nên các món ăn thường là đồ ngọt như hoa quả, đặc biệt là bưởi và hồng ngâm. Ngoài ra, không thể thiếu bánh trung thu, đèn ông sao, đèn kéo quân và múa lân được.

Trẻ em thường cầm trên tay những chiếc đèn ông sao sáng rực rước quanh khu nhà mình ở, vừa đi vừa hát những bài hát thiếu nhi và cùng ngắm trăng. Trên đường thường có những tốp múa lân làm khuấy động không khí cho các em nhỏ. Sau phần rước đèn, các em thường tụ họp lại và cùng phá cỗ chơi trăng.

w2Yf3roP V AomUS7NeYsbe4P45cAJjWG4yn7P70xRaCqIHYrwEWfv6claKJYhSW0MKMy7kDR5HE0ay8mpCxlb6E UHjhBcNBUk 44f5glnUbYt8BsTPMRbFHeU6gGG c1O0lLQ

Tại Nhật, hoạt động này mang tính chất gia đình nhiều hơn là cộng đồng. Vào ngày Otsukimi, người Nhật thường bày Tsukimi-Dango theo hình tam giác trên một chiếc kệ gỗ, bên cạnh là bình cỏ susuki, và cũng có thể có thêm một số loại hoa quả nữa.Sau đó họ đặt kế lên hiên nhà, hoặc gần bên cửa sổ, bất cứ chỗ nào có thể nhìn thấy trăng rõ nhất, để vừa ăn,vừa ngắm trăng. Đặc biệt, quan niệm của người Nhật là nhà nào có trẻ em đến tự ý ăn bánh thì họ sẽ gặp rất nhiều may mắn trong năm đó.

nguồn: duhoc

quangcao

CÔNG TY CỔ PHẦN SEN QUỐC TẾ
Chuyên Đào tạo Nhật ngữ – tư vấn hồ sơ du học Nhật Bản 
36A Đặng Tất P. Vĩnh Hải Tp Nha Trang Khánh Hòa
Tel/Fax: +8458.3838.279 Mobil: 0966.777.628 (Mr Ca)
Email: [email protected] Website:http://senquocte.com
Facebook: https://www.facebook.com/senquocte

Để lại một bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.