Nhật Bản là một trong những quốc gia hiện đại nhất trên thế giới. Nhưng điều đó không có nghĩa là người Nhật không duy trì những nét truyền thống lâu đời, cổ xưa của mình. Và một trong những phong tục lâu đời tốt đẹp còn được người Nhật gìn giữ tới tận ngày nay chính là phong tục đón Năm mới của người dân xứ hoa anh đào!
Các bài viết gần đây :
- Du học sinh nên biết các địa cỉ tư vấn pháp luật "giá rẻ như cho" tại nhật bản
- Những điều hấp dẫn lòng người nhất của xứ sở hoa anh đào
- Những món ăn không thể bỏ qua ở Nhật vào mùa hè
Người Nhật hiện đón Năm mới vào ngày 1/1 dương lịch chứ không ăn Tết Nguyên Đán như một số nước phương Đông khác. Đối với người Nhật, Năm mới là một dịp đặc biệt để nhìn lại một năm đã qua cũng như cầu chúc những điều tốt đẹp cho một năm mới sắp đến.
Chuẩn bị trước Năm mới
Trang hoàng lại nhà cửa
Cũng giống với hầu hết người Việt Nam, người Nhật cũng thường vệ sinh lại nhà cửa vào ngày 31/12 hoặc ngày 28/12 (kiêng ngày 29/12). Họ lau dọn, trang hoàng lại nhà cửa sao cho thật tươm tất, đầm ấm. Cùng với lâu dọn, người Nhật cũng chọn cách trang trí nhà cửa với Kadomatsu (cành thông và 3 ống tre tươi), Shimekazari (có tác dụng trừ tà). Lau dọn nhà cửa thật tươm tất, sạch sẽ là cách đón những may mắn, tài lộc của người Nhật.
Kadomatsu
Gửi thiệp chúc mừng Nengajo
Nhật Bản là một trong những quốc gia phát hành thiệp chúc mừng Năm mới nhiều nhất thế giới. Đây là cách để họ thể hiện tình cảm với người thân, bạn bè trong dịp đầu xuân năm mới. Bắt nguồn từ Trung Quốc, nhưng người Nhật cũng đã có những cải biên sao cho phù hợp với văn hóa quốc gia mình đó là những gia đình có người mất trong năm đó thì kiêng không gửi thiệp trong năm mới.
Nengajo
Những tập tục trong Năm mới
Chuẩn bị những món ăn may mắn
Người Nhật rất coi trọng ẩm thực. Họ luôn rất cầu kỳ, tinh tế và coi rằng bữa ăn cũng đem lại ý nguyện về sự may mắn, tài lộc. Thông thường người Nhật thường ăn món mỳ Trường Thọ Toshikoshi Soba để cầu sức khỏe, tuổi thọ cho mọi người. Cùng với đó là món bánh Tết Mochi với nhiều màu sắc, hình dạng khác nhau nhưng đều là những gam màu tươi vui để cầu cho một Năm mới nay mắn, nhiều thành công.
Nghe 108 tiếng chuông Joya no Kane
Tại Nhật, vào đêm Giao thừa, khắp các ngôi chùa tại Nhật Bản đều gióng lên 108 tiếng chuông. Theo quan niệm của Phật Giáo 108 tiếng chuông này đại diện cho 108 mong muốn phàm tục của con người, xua đuổi 108 điều không may mắn. Tiếng chuông ngân nga là lúc mọi người chúc nhau những lời chúc tốt đẹp. Với một số gia đình ở gần chùa có thể trực tiếp nghe tiếng chuông nhưng với nhiều người ở xa, họ có thể theo dõi sự kiện nay qua ti vi vì đài NHK của Nhật tường thuật trực tiếp sự kiện này trong đêm giao thừa.
Nghe 108 tiếng chuông
Đi lễ tại các đền chùa dịp đầu năm
Nhật Bản cũng là quốc gia theo Phật giáo nên người Nhật thường xuyên có tập tục là đi lễ đầu năm. Họ coi việc đi Lễ để tĩnh tâm, cầu chúc những điều may mắn cho người thân, gia đình và đất nước Nhật Bản. Vì thế, hầu hết những ngôi chùa tại Nhật trong thời gian này đều luôn đông đúc và đầy ắp người đi lễ chùa. Sau khi lễ chùa thì người Nhật thường rút quẻ. Nếu đươc quẻ lành thì người đó thường mang về nhà còn nếu là quẻ hung thì buộc lên cành cây như một lời hứa sẽ hành động theo lời khuyên của các vị thần.
Đi lễ đầu năm mới
Tặng tiền lì xì đầu năm
Ở Nhật cũng có tập tục lì xì đầu năm của người lớn với trẻ em. Hầu hết các phong bao lì xì đều có màu đỏ như một dấu hiệu của sự may mắn. Với những người buôn bán, họ thường tăng nhau thêm một món quà (thứ mà họ buôn bán).
Bùa may mắn là một đặc trưng của Nhật Bản
Khám phá đất nước Nhật Bản thông qua những phong tục Năm mới của họ sẽ có rất nhiều điều thú vị với du khách. Và trải nghiệm những điều này tại đất nước mặt trời mọc, du khách sẽ thấy yêu thêm đất nước Nhật Bản thêm rất nhiều.
Nguồn: Báo Nhật
CÔNG TY CỔ PHẦN SEN QUỐC TẾ
Chuyên Đào tạo Nhật ngữ – tư vấn hồ sơ du học Nhật Bản
36A Đặng Tất P. Vĩnh Hải Tp Nha Trang Khánh Hòa
Tel/Fax: +8458.3838.279 Mobil: 0966.777.628 (Mr Ca)
Email: info@senquocte.com Webs
Facebook: