Chính phủ Nhật Bản đang cân nhắc thay đổi quan niệm cũ và bắt đầu hướng tới một chính sách nhập cư trên thực tế, dựa trên bối cảnh tình hình dân số nước Nhật đang giảm sút mạnh.
Nhập cư là một chủ đề cực kỳ nhạy cảm tại đất nước mặt trời mọc, bởi đây là nơi mà những người có tư tưởng bảo thủ đề cao đặc tính đồng nhất của nền văn hóa. Đồng thời các chính trị gia lo ngại sẽ mất đi lá phiếu bầu cử của những cử tri là những người lao động Nhật Bản sợ hãi nguy cơ mất việc. Đối với người Nhật Bản việc tạo ra sự đa dạng về văn hóa và chủng tộc dường như là một mối đe dọa lớn hơn ở nơi khác.
Các bài viết liên quan :
- Luật quốc tịch Nhật Bản – những điều người nước ngoài cần biết
- Thủ tục để nhận làm con nuôi người Nhật
- Chương trình học bổng y khoa Nhật Bản dành cho sinh viên Việt Nam
Các thành viên cấp cao của một ủy ban thuộc đảng Dân chủ Tự do (LDP) mới đây đưa ra đề nghị triển khai các biện pháp để tăng số lượng lao động nước ngoài mà không phải gọi nó là chính sách nhập cư. Trên thực tế một thị trường đang khan hiếm lao động và số lượng lao động đang làm việc giảm xuống mức thấp nhất từ trước đến nay, khiến cho chính quyền lãnh đạo đứng đầu là thủ tướng Shinzo Abe phải cân nhắc lại quan điểm gây tranh cãi có động cơ chính trị này.
Cách đây gần một thập niên, các nghị sĩ LDP đã đưa ra các đề xuất về nhập cư nhưng tất cả đều đã bị rơi vào im lặng. Kể từ đó tình trạng thiếu hụt lao động ngày một trầm trọng, và các dự đoán về nhân khẩu học ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Kể từ khi thủ tướng Shinzo Abe lên cầm quyền hồi tháng 12/2012. Các hoạt động tái thiết kinh tế sau thảm họa động đất, sóng thần năm 2011được gia tăng và các dự án xây dựng bùng nổ để chuẩn bị cho Olympic 2020. Khiến cho nhu cầu lao động tại Nhật Bản tăng lên mức cao nhất trong vòng 24 năm qua, kể từ tháng 11/1991. Tình trạng này đã giúp tăng số lượng lao động nước ngoài tại Nhật Bản.
Theo thống kê của quỹ tiền tệ quốc tế, số lao động nước ngoài tại Nhật Bản chỉ chiếm khoảng 1,4% lực lượng lao động tại quốc gia này. Trong đó lao động Trung Quốc chiếm tới 1/3, tiếp đến là Việt Nam, Philippines, Braril. Con số 1,4% thấp hơn so với mức 5% ( hoặc cao hơn) tỷ lệ lao động nước ngoài tại các nền kinh tế phát triển khác. Nguyên nhân là do các điều kiện nghiêm ngặt về visa, hạn chế nguời lao động nước ngoài tay nghề thấp vào Nhật Bản.
Các biện pháp thu hút lao động nước ngoài hiện nay đang áp dụng tập trung vào nới lỏng điều kiện nhập cảnh dành cho các lao động tay nghề cao, và mở rộng hệ thống tu nghiệp sinh, vốn được lập ra để chia sẻ công nghệ với các nước đang phát triển song đang bị chỉ trích là một hình thức luồn lách để tận dụng nguồn lao động giá rẻ.
Các đề nghị do lãnh đạo ủy ban của LDP lần này đã đi xa hơn đó là đề nghị tăng số người lao động nước ngoài được nhận vào làm các ngành nghề đang thiếu hụt lao động như điều dưỡng và nông nghiệp. Lao động tất cả các ngành nghề làm lần đầu với thời hạn 5 năm và được phép gia hạn visa. Đồng thời lập khung cơ chế cho phép tăng gấp đôi số lượng lao động nước ngoài từ mức gầ lên 1 triệu người hiện nay lên 2 triệu người. Và khái niệm lao động tay nghề thấp sẽ bị bãi bỏ
Cho đến nay, chính phủ đại diện là thủ tướng Shinzo Abe công khai bác bỏ và khăng khăng là sẽ không thông qua chính sách nhập cư. Ông Abe đang ưu tiên cho việc thuyết phục nữ giới và người gia tham gia lực lượng lao động, tăng tỷ lệ sinh… Nhưng dù nói theo kiểu nào thì trong bối cảnh đối mặt với tình trạng dân số đang giảm sút mạnh, chính phủ đang thay đổi quan điểm cũ và hướng tới một chính sách nhập cư trên thực tế. Ai cũng thừa nhận rằng chấp nhận lao động nước ngoài nhập cư là một vấn đề rất quan trọng.
Nguồn : laodongxuatkhaunhatban.vn