LÀM THÊM

“Tất tần tật” về xin việc làm thêm cho các bạn du học sinh Nhật Bản

CON ĐƯỜNG TÌM KIẾM VIỆC LÀM THÊM Ở NHẬT MÀ MỘT DU HỌC SINH PHẢI TRẢI QUA

Các bạn du học sinh sắp sửa sang Nhật Bản thân mến! Các bạn chắc hẳn đều rất quan tâm tới vấn đề làm thế nào để có thêm thu nhập, trang trải chi phí, chi tiêu trong những ngày tháng sinh sống ở Nhật sắp tới. Và hôm nay mình sẽ giới thiệu đến các bạn một số cách để tìm được việc làm thêm ở Nhật. Nhưng nói gì thì nói, đầu tiên bạn phải có được “Tư cách làm thêm” trước đã.

Các bài viết liên quan : 

  • TƯ CÁCH LÀM THÊM

 

OkP1b1 blCt2zzW

Đây là “giấy phép hoạt động ngoài tư cách lưu trú” Giấy phép này cũng là thứ để cục quản lý xuất nhập cảnh Nhật Bản quản lý số giờ làm của bạn để đảm bảo là bạn không làm quá số giờ quy định mà sao lãng việc học hành. Nơi xin giấy phép: Cục quản lý xuất nhập cảnh (Tokyo hoặc địa phương).

Lưu ý: Điều kiện để được đi làm thêm ở Nhật Bản

Sau khi được Cục nhập cảnh địa phương gần nhất cho phép thì du học sinh mới được phép đi làm thêm theo các điều kiện sau đây:

– Không làm ảnh hưởng đến việc học.

– Mục đích đi làm thêm là để trang trải tiền học phí và các chi phí cần thiết khác, chứ không phải đi làm để dành tiền và gửi về nhà.

– Không làm các công việc làm ảnh hưởng xấu đến phong tục tập quán và tư cách, đạo đức của du học sinh.

– Một tuần làm thêm 28 tiếng (trong thời gian nghỉ hè có thể làm 8 tiếng/ngày)

  • DANH SÁCH CÁC CÔNG VIỆC DU HỌC SINH VIỆT NAM THƯỜNG LÀM TẠI NHẬT

      1. Combini - Cửa hàng tiện lợi

Bạn cần nắm rõ tiếng Nhật để chào khách và tính tiền. Công việc này đòi hỏi bạn phải đứng tính tiền, bày sản phẩm, lau dọn cho cửa hàng luôn sạch sẽ,... Đây là công việc lương không cao (thường 780 yên/giờ) và khá nhàm chán.

      2. Phát báo

Đây là công việc vất vả, lương cao. Bạn có thể kiếm được 12 man ~ 14 man / tháng (120.000 ~ 140.000 yên / tháng). Tuy nhiên, bạn phải đi phát báo vào lúc 1 ~ 2 giờ sáng cho tới 5 ~ 7 giờ sáng vào mọi ngày trong tuần. Du học sinh thường có hội phát báo (hội du học sinh phát báo) riêng và nếu bạn có bạn bè trong đó giới thiệu thì bạn mới có thể vào đó được. Công việc này là cực kỳ vất vả vì bạn phải có mặt ở trường đi học vào lúc 9 giờ sáng và có thể ngủ bù lúc khác.

     3. Siêu thị

Tính tiền ở siêu thị hoặc chế biến ở bên trong (làm thịt, cá,...). Nếu làm chế biến thì không cần trình độ tiếng Nhật cao.

     4. Lập trình

Nếu bạn có khả năng lập trình vào giao tiếp tiến Nhật thì đây là công việc mà bạn có thể kiếm vì Nhật hiện tại rất cần lập trình viên. Những người đi làm lập trình thường lương khá cao, từ 1000 yên ~ 2000 yên / giờ.

     5. Rửa chén

Đây là việc lương thấp, cực,... nhưng lại không cần trình độ tiếng Nhật. Thích hợp cho bạn nào mới sang.

     6. Phục vụ khách sạn

Nếu bạn sống ở vùng du lịch nghỉ dưỡng thì bạn có thể xin công việc làm phòng, phục vụ ăn uống,...

     7. Nấu ăn

Ví dụ cửa hàng cơm hộp (bentou), quán mỳ raamen, quán ăn Nhật, các quán ăn bình dân như Yoshinoya, Matsuya,... Bạn không cần có nhiều kiến thức về nấu ăn nếu làm ở các quán được cung cấp nguyên liệu chế biến sẵn và có công thức nấu như Matsuya, quán cơm hộp Saboten,... Còn ở các quán khác thì thường sẽ có người chỉ cho bạn. Nếu bạn muốn học cách nấu ăn ví dụ như mỳ raamen thì công việc này khá có ý nghĩa.

     8. Cửa hàng ăn nhanh McDonald

Bạn có thể làm công việc đón khách, tính tiền (cần tiếng Nhật đủ tốt) hoặc chế biến bên trong.

    9. Dạy tiếng Việt

Công việc thường không thường xuyên, ví dụ 2 buổi/tuần, 6000 yên/buổi. Bạn sẽ phải kiếm thêm công việc khác cho đủ thu nhập. Ngoài ra, công việc này cũng không có nhiều.

    10. Làm công nhân nhà máy

Ví dụ nhà máy chế biến đồ hộp (bỏ cá vào hộp), nhà máy làm cơm hộp,... Đặc điểm: Thường ở xa trung tâm và công việc đơn điệu. Tuy nhiên lương theo ngày cao.

  • NHỮNG CÁCH GIÚP BẠN TÌM KIẾM VIỆC LÀM THÊM TẠI NHẬT

Cách 1: Có người quen giới thiệu

Ví dụ có người quen đang làm trong một quán ăn và giới thiệu bạn vào đó làm, hoặc người đó không làm ở đó nữa và giới thiệu bạn vào thay. Đây là cách chắc ăn nhất vì chủ quán sẽ yên tâm tin tưởng do có sự giới thiệu. Nếu bạn có mối quan hệ rộng với nhiều người, bạn có thể nhờ bạn bè giới thiệu công việc cho bạn. Đây là cách nhiều du học sinh vẫn làm.

Cách 2: Tìm quanh khu phố bạn sống, tốt nhất là ở các nhà ga lớn gần chỗ bạn sống

Ở các nhà ga tàu điện lớn bao giờ cũng tập trung siêu thị, cửa hàng ăn uống, cửa hàng tiện lợi (kombini),... Khi cần tuyển người làm thêm, các cửa hàng sẽ dán thông báo アルバイト募集 arubaito boshuu (arubaito mộ tập) ở trước cửa. Bạn có thể vào hỏi hay gọi điện thoại hỏi.

fpP Qmftry1Tb qdAZ4ZpupENpAD XuK6P3QotdxCiwLqr9Kyq0ktAino9xihLLnrEO2VbyP 6xmXbB9v5LBXhaw5e20lJpOSLQECPE1fxYRfhRYD u3N 7SH1sWhiBbNUL3nXPK

JeHRbIUj4GxVwyxcTQ9e7biiqr3DS235Pgmpm3u7LTGL15k2QADXFvh4 ZgWQEPH3EbGzUTS0nhAP m1T6HfiP3X4YXXi2WCTPLmG UWra4u6V3zSis8KO ka6 e8eUc LKdWg62

Mẫu quảng cáo tìm người tại Nhật
Mức lương theo giờ thường từ 800 yên/giờ

Cách 3: Thông qua báo giới thiệu việc làm miễn phí

Các báo này thường gọi là フリーペーパー (free paper, báo miễn phí) phát ở các cửa hàng, siêu thị, cửa hàng tiện lợi 24 giờ (combini),... gần nơi bạn sống. Thường báo phát hành vào thứ 2 hoặc thứ 5, bạn nên lấy báo ngay sau khi phát hành và gọi điện ngay, vì cần có tính cạnh tranh về thời gian. Các cửa hàng, hàng quán thường là cần người ngay. Báo miễn phí sẽ có các chữ như 無料 (muryou, vô liệu = miễn phí), ¥0 (0 yên), FREE (miễn phí)....

hCogCYoogwU8gk1GyzztmU5utOuSIQ1pc CFmV9P vZAlHAc9OriMLwAWcokFz cxJSfLNd2meEMgK2VQ5 PcFrP pD1FcSm34w9JGuEMgNjtZApcTOa9yyu2aijZeTt9YVfrJmS

YtON5RkA7IStxnDdpD6JmNN0z2MtC 2WeE1ACt2jsG7BaqtvTCMGd3CvW3v81lCHzRO54OYQHLl

Tạp chí giới thiệu việc làm thêm miễn phí

Cách 4: Thông qua các trang web giới thiệu việc làm thêm

Ví dụ:

Bạn có thể tìm ở khu vực ga tàu điện mà bạn muốn. Các công việc bao giờ cũng được sắp xếp theo khu vực và chủng loại công việc nên có thể dễ dàng tìm kiếm.

Cách 5: Thông qua trường bạn học giới thiệu

Thường là các công việc như lập trình (nếu bạn học đại học về công nghệ thông tin), gia sư,... Thường các trường có kênh giới thiệu việc cho du học sinh, bạn có thể thỉnh thoảng ghé qua đó xem có công việc nào phù hợp không.

  • GỌI ĐIỆN THOẠI HỎI VỀ CÔNG VIỆC LÀM THÊM

Khi ứng tuyển vào một công việc nào đó, hồ sơ xin việc và phỏng vấn là quan trọng nhưng ấn tượng của sự tiếp xúc qua điện thoại lần đầu tiên cũng quan trọng không kém. Vì thế khi gọi điện mình phải bình tĩnh, dùng từ ngữ sao lịch sự để tạo ấn tượng tốt cho người ta.

◆ Những đều cần phải chú ý khi gọi điện.

1. Phải chuẩn bị sẵn thông tin tuyển dụng và quyển memo ở bên.

2. Trước khi gọi điện phải ghi sẵn ra giấy những điều mình muốn hỏi.

3. Tùy từng công ty, cửa hàng mà chúng ta nên tránh gọi điện vào những giờ không nên gọi.

Đối với công ty thì tránh gọi vào sáng sớm (trước 10h) và giờ nghỉ trưa(12h~13h).

Đối với nhà hàng thì tránh gọi vào những giờ đông khách như giờ ăn trưa (11h~14h) và giờ ăn tối (17h~21h)

◆ Cách ứng xử trong một số trường hợp.

1. Người phụ trách vắng mặt.

Trong trường hợp này nên hỏi xem khi nào người phụ trách có mặt và gọi lại vào giờ đó.

Ví dụ:

あらためて お電話(でんわ) したいの ですが、何時(なんじ) ごろ が よろしいでしょうか

Tôi muốn gọi điện lại sau. Vào mấy giờ thì có thể được ạ?

2. Người phụ trách đang bận và yêu cầu gọi lại sau

Trường hợp này mình nên xin lỗi người ta vì đã gọi vào lúc bận rộn và hỏi thời gian nào gọi thì thích hợp.

Ví dụ:

お忙しい(いそがしい) ところ 失礼(しつれい)しました。あらためて お電話(でんわ) したい のですが、何時(なんじ) ごろ が よろしいでしょうか?

Tôi xin lỗi đã gọi vào lúc bận rộn. Tôi muốn gọi điện lại sau. Vào mấy giờ thì có thể được ạ?

◆ Mẫu hội thoại :

店員(てんいん):nhân viên cửa hàng

応募者(おうぼしゃ): người ứng tuyển

採用担当者(さいよう たんとうしゃ):người phụ trách tuyển dụng

店員: ~店(てん) で ございます。

Cửa hàng ~~ xin nghe.

応募者: ~①で そちら の 求人情報(きゅうじん じょうほう) を 拝見(はいけん)し お電話しました、~と 申(もう)します。アルバイト採用(さいよう) の ご担当者(たんとうしゃ) は いらっしゃいますか?

Tôi đã xem thông tin tuyển dụng của của hàng tại ~. Tôi tên là ~ . Người phụ trách tuyển dụng có ở đó không ạ?

①:tên báo đăng tin tuyển dụng, giấy dán ngoài cửa hàng

店員: 少々(しょうしょう) お待(ま)ちください。

Xin hãy chờ một lát.

採用担当者: お電話かわりました。採用担当(さいよう たんとうしゃ)の~です。

Tôi là ~ , người phụ trách tuyển dụng.

応募者: ~で そちら の 求人情報(きゅうじん じょうほう) を 拝見(はいけん)し お電話しました ~と 申(もう)しますが、現在(げんざい)募集(ぼしゅう) を されている ホールスタッフ に 応募(おうぼ)をしたいのですが

Tôi đã xem thông tin tuyển dụng của của hàng tại ~. Tôi tên là ~. Tôi muốn ứng tuyển vào vị trí nhân viên phục vụ bàn mà cửa hàng đang tuyển.

採用担当者: では、まず 面接(めんせつ) に お越(こし)し いただきたい の ですが、ご都合(つごう)の よい 日時(にちじ)は ありますか?

Vậy thì trước tiên tôi muốn bạn đến phỏng vấn. Khi nào thì bạn có thể đến được?

応募者: 平日(へいじつ)は 学校(がっこう) の 授業(じゅぎょう) が 終(お)わる 12時(じ) 以降(いこう)であれば、面接(めんせつ)に うかがえます。

Vào ngày thường, nếu là từ sau khi tôi kết thúc giờ học ở trường là 12h trở đi thì tôi có thể đến được.

採用担当者: それでは 来週(らいしゅう) 月曜日(げつようび)の 17時 からで いかがでしょうか?

Vậy thì vào lúc 17h thứ 2 tuần sau có được không?

応募者: はい、わかりました。その際(さい) に 何か(なにか) 必要(ひつよう)な 持ち物(もちもの)は ありますか?」

Vâng, được ạ. Khi đó có cần mang theo gì tới không ạ?

採用担当者: 写真(しゃしん) を 添付(てんぷ)した 履歴書(りれきしょ)を 持(も)って きて ください。

Hãy mang theo sơ yếu lý lịch có dán ảnh.

応募者: わかりました。それでは、来週(らいしゅう) 月曜日(げつようび) の 17時(じ) に うかがいます

Tôi hiểu rồi. Vậy 17h thứ 2 tuần sau tôi sẽ tới. (phải xác nhận lại ngày giờ vì nhỡ mình có nghe nhầm)

採用担当者: お待(ま)ちしております。

Tôi sẽ đợi.

応募者:よろしくお願い(ねがい)します。失礼(しつれい)します。

Rất mong nhận được sự giúp đỡ. Tôi xin phép.

Hoặc: お忙しい(いそがしい)中(なか)ありがとうございました。失礼(しつれい)いたします。

Cảm ơn vì đã dành thời gian cho tôi. Tôi xin phép.

*Đợi người ta ngắt điện thoại trước chứ ko nên tự mình ngắt.

Các bạn hãy luyện thật trôi chảy những câu mình cần nói trước khi gọi. Gọi điện lần 1 lần 2 bao giờ cũng rất run, không nói được gì nhưng lần 4 lần 5 thì sẽ thành thạo thôi. Vì thế 1 lần, 2 lần mà không được hẹn phỏng vấn thì đừng nản chí. Hãy tiếp tục tìm, tiếp tục gọi đến khi được hẹn mới thôi. Được hẹn phỏng vấn rồi mà chưa được nhận thì hãy xem mình còn thiếu sót gì và cố gắng cho những lần tiếp theo.

Và một điều nữa mình nói thêm. Đó là khi đã được hẹn phỏng vấn rồi mà mình bận hay vì một lý do gì đấy mình không thể đến được thì phải gọi điện thông báo cho người ta biết. Còn vì sao thì chắc mình không cần nói các bạn cũng hiểu phải không?

  • VIẾT SƠ YẾU LÝ LỊCH ĐỂ XIN VIỆC LÀM THÊM

Các chú thích:

GyZsI w6jujvNsPKzTtiMbNKEZe 35VAWXCe3vzQeWNzAPleQvZxN97FoimsWP8 Pmz9EkiG D4y2V4Ly5 70mPbpxo2zXcnQC9m H0HBQHCYAtjE N44jpo Fr79BFbbqz6CYvr

1/ Đây là phần ghi ngày tháng. Trường hợp gửi qua hòm thư sẽ tính ngày bỏ vào hòm thư là ngày nộp.

2/ Gửi ảnh được chụp với trang phục phù hợp, trang nghiêm. Không lòe loẹt, áo trơn không hoa văn. Đầu tóc gọn gàng. Đặc biệt chú ý: ảnh phải được chụp trong vòng 3 tháng trở lại. Đằng sau ảnh phải ghi họ tên.

3/ Là nơi điền địa chỉ chỗ ở hiện nay. Phía trên là phần phiên âm cách đọc của chữ Hán. Nếu mẫu sơ yếu lý lịch họ đề là “ふりがな” thì bạn phải viết phiên âm là chữ Hiragana. Nếu mẫu sơ yếu lý lịch họ đề là “フリガナ” thì bạn phải viết phiên âm bằng chữ Katakana. Chú ý, vị trí phiên âm phải khớp với vị trí của chữ Hán tự viết bên dưới.

4/ Quá trình học tập・Kinh nghiệm làm việc (学歴・履歴書).

Ở phần ghi quá trình học tập 学歴, phải ghi tên chính thức của trường THPT đến Đại học và phải ghi cả khoa, chuyên ngành. Nếu bạn đang học hãy viết là “在学中” (đang học). Ngày tháng có thể viết theo lịch Nhật Bản hoặc lịch Phương Tây.

Kinh nghiệm làm việc履歴書, nếu đã từng làm việc nào đó trong thời gian dài hãy ghi đầy đủ chi tiết, vì điều đó sẽ giúp bạn có thêm sự tin tưởng của người tuyển dụng.

5/ Hãy ghi tên bằng cấp, chứng chỉ mà bạn đã được cấp.

6/ Hãy ghi sở trường, hoặc nói về môn học ưa thích của mình.

7/ Đây là phần viết về động cơ, lý do cụ thể vì sao bạn lại muốn được làm công việc này, vì sao thấy phù hợp với bản thân, PR bản thân, và bày tỏ bạn có thể và mong muốn cống hiến như thế nào cho công ty. Điều đó có tác dụng nhấn mạnh quyết tâm và thể hiện sự nhiệt tình của mình với công ty.

8/ Chỉ nên ghi tối thiểu nguyện vọng của bản thân. Vd: Làm vị trí phục vụ hoặc bếp, hoặc nguyện vọng muốn làm việc ở chi nhánh nào, v.v..

9/ Từ ga gần nhà bạn nhất đến địa điểm làm thêm mất bao nhiêu phút (tra bằng các phần mềm tra tàu).

Ngoài ra các mục khác, nếu bạn đang không phải đi làm để nuôi sống người khác, điền 0人、 khoanh vào 無.

Nguồn: Tham khảo và tổng hợp lại theo nhiều nguồn khác nhau

đăng ký học tiếng nhật 

CÔNG TY CỔ PHẦN SEN QUỐC TẾ
Chuyên Đào tạo Nhật ngữ – tư vấn hồ sơ du học Nhật Bản 
36A Đặng Tất P. Vĩnh Hải Tp Nha Trang Khánh Hòa
Tel/Fax: +8458.3838.279 Mobil: 0966.777.628 (Mr Ca)
Email: info@senquocte.com Website:http://senquocte.com
Facebook: https://www.facebook.com/senquocte

Trả lời

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.