tết ở nhật

Văn Hóa Đi Lễ Đầu Năm Của Người Nhật Bản

Nhật Bản là đất nước có nền văn hóa phong phú và đa dạng, trong số các nước châu á thì đất nước Nhật Bản luôn có những lễ hội, những nét văn hóa riêng biệt và đặc sắc nhất. Và trong bài viết ngày hôm nay, xin giới thiệu đến các bạn một phong tục truyền thống của người Nhật Bản đó chính là phong tục văn hóa đi lễ ngày đầu năm của người Nhật Bản.

Các bài viết gần đây : 

 

uurdVU4Yxmu BUvSIjlbVXqHi

Cùng tìm hiểu văn hóa nhật bản qua phong tục đi lễ ngày đầu năm mới.

Là một đất nước châu á nhưng người Nhật Bản lại không hề ăn tết theo âm lịch giống như những nước châu á khác, tuy nhiên, giống như Tết cổ truyền Việt Nam, với người Nhật, ngày 30 Tết là ngày rất quan trọng kết thúc một năm và chuẩn bị cho việc đón năm mới. Trong ngày 30 tất cả các thành viên trong một gia đình đều gác lại những công việc bận rộn để chuẩn bị dọn dẹp nhà cửa và quây quần bên gia đình, cùng nhau thưởng thức bữa ăn tối, chuẩn bị đón chào năm mới.

Tập tục của người Nhật khi đón gia thừa cũng khác hẳn so với chúng ta, thường thì người nhật sẽ chờ đợi để nghe đủ 108 tiếng chuông đón giao thừa, sau đó họ sẽ thức trắng cho đến sáng để đón chào ánh bình minh đầu tiên của năm mới. Vào những ngày tết, người Nhật thường tổ chức các nghi lễ để đón các vị thần đã phù hộ cho mùa màng tươi tốt và đón linh hồn của tổ tiên đã che chở cho họ mạnh khỏe trong suốt năm qua. Trong ngày tết, trẻ em thường được người lớn cho nhận Otoshidama (là tiền mừng tuổi, lì xì), nó mang ý nghĩa là phần thưởng của các vị thần dành cho sự cố gắng của trẻ trong năm và khuyến khích chúng cố gắng trong năm tới.

 

yHZTgZ330W1HMmTPVvcKfvR7P1

 

Đặc biệt, vào những ngày Tết, người Nhật cũng đi lễ đền chùa. Hatsu-mode (đi chùa đầu năm) là cuộc viếng thăm một ngôi chùa để cầu xin sức khỏe, tài lộc, cầu cho hòa bình thế giới…

Nhiều năm trước đây, theo thói quen, người ta thường viếng thăm đền chùa vào lúc giao thừa, giữa lúc tiếng chuông vang rền. Hiện nay người ta thường đi viếng đền chùa vào một trong ba ngày đầu năm. Ngoài đi chùa, người Nhật còn đi đền (jinza) với những phong tục được truyền bá từ lâu đời.

Xin giới thiệu những hình ảnh Đi lễ đầu năm đặc trưng của người Nhật.

Trước khi vào thăm viếng, mọi người cần phải rửa qua tay. Các gian hàng bán omikuji (giấy bói tương lai của bạn trong năm mới), omamori (bùa phù hộ mẹ tròn con vuông, an toàn giao thông, làm ăn phát tài…), ofuda (các thẻ cầu nguyện thi đậu, tình duyên…). Nói chính xác thì đây là một thói quen, một tập tục mà ai cũng làm vào đầu năm mới, cầu mong cho sự thuận hòa cho năm mới.

Mọi người đang coi kết quả của các omikuji. Nếu kết quả tốt, họ sẽ mang về nhà. Nếu ai có kết quả xấu, thì sẽ buộc lên các cành cây, hay các dàn gỗ trong điện. Sau dịp tết, các đền jinza sẽ làm một lễ lớn để cầu nguyện, giải trừ các kết quả xấu cho những người này. Còn dưới đây là các thẻ mong ươc ofuda: viết điều mình mong ước lên và treo ở đây. Sau tết, tương tự như trên, đền jinza sẽ làm lễ cầu nguyện cho các điều mong ước thành hiện thực. Có đền Jinza thờ một ông quan rất thông minh thời xưa, nên rất nhiều thí sinh thi đại học và cha mẹ đến đây để khấn bái. Ai gặp năm tuổi thì treo các bình bầu khô lên.

6AcyP0A95cZ0D8dwAH gNaczBymQn8Tu9473pMchfTYMZ5qNEaqp8PnGmpVMGFg L2TjFrqUoC4UC2DnKna08mQSrEuTGSP6JkTrZRVn25oLHF5O1OntpazyCtufPauSlXSHGqc9

Tập tục và văn hóa đi lễ chùa vào đầu năm mới của người Nhật cũng có nhiều nét tương đồng với phong tục của người Việt Nam chúng ta rất đặc sắc và có những nét rất riêng biệt. Đây mới chỉ là một trong số vô vàn những điều hay mà chúng ta cần biết , khám phá về văn hóa đất nước , con người Nhật Bản.

Những lưu ý khi đi lễ đầu năm:

1. Cách ĐI vào cổng đền thờ:

– Các đền thờ thần đạo thường có cổng gọi là Tori(鳥居), sau khi đi vào cổng sẽ là phạm vi của đền thờ nên cần phải sửa sang trang phục và cúi đầu chào trước khi bước vào cổng.

– Khi đi vào trong đền, có người cho rằng cần phải đi chính giữa trước mặt đền thờ để thể hiện sự tôn kính với thần linh nhưng đó là một sự nhần lẫm. Lối đi chính giữa là để dành cho thần linh khi đi vào đền nên khi đi vào đền làm lễ nên đi tránh về phía BÊN TRÁI hoặc BÊN PHẢI để tránh thất lễ.

iU4lbucZ3DEN5Bs3HCG z7VWGGwPdl42B9Nbt0ZjKqB4mcNtNEk1LHgLNuBtRr9wJDtGZzQingmp CrR9osrD6M7v3gHDNGVFLI1jL9emXrrQgid sATczF027veiVYgtly5DD6O

2. Các bước RỬA TAY trước khi làm lễ:

– Bước 1: Cầm gáo múc nước bằng tay phải rồi dội lên tay trái

– Bước 2: Đổi sang cầm tay trái rồi múc nước dội lên tay phải

– Bước 3: Chuyển sang cầm tay phải, múc nước đổ vào lòng bàn tay trái rồi đưa tay lên rửa miệng. (Không được dùng gáo trực tiếp múc nước rửa miệng)

– Bước 4: Múc nước dội rửa tay trái lần nữa.

– Bước 5: Múc nước rồi dùng hai tay dựng thẳng gáo lên để nước chảy xuống làm sạch tay cầm.

– Bước 6: Úp gáo ngay ngắn vào nơi để

3. Các bước LÀM LỄ tại đền thờ: (Nhị bái, 2 lần vỗ tay, nhất bái)

– Bước 1: Sau khi đến trước điện thờ, cúi đầu chào và rung chuông.

– Bước 2: Bỏ đồng xu vào trong thùng đựng

– Bước 3: Nhị bái (cúi đầu chào 2 lần)

– Bước 4: Chắp hai tay ngang ngực và vỗ tay 2 lần (khi vỗ, tay phải để thấp hơn tay trái một chút)

– Bước 5: Chắp hai tay ngay ngắn rồi nói lời cầu ước. Sau đó bỏ hai tay xuống.

– Bước 6: Nhất bái (cúi đầu chào)

4. Một số lưu ý:

– Khi đi lễ tại chùa thì chỉ yên lặng chắp tay làm lễ chứ không vỗ tay như khi lễ tại đền thờ.

– Một số câu tiếng Nhật khi nói lời cầu ước:

祓い給い 清め給え(はらいたまい きよめたまえ)

神ながら(かむながら)

奇しみたま(くしみたま)

幸え給え(さきわえたまえ)

– Ngày xưa, đi lễ đầu năm chỉ được thực hiện trong ngày đầu tiên của năm. Nhưng hiện nay có thể thực hiện cho tới ngày 7 tháng 1 của năm mới.

– Ngày đầu năm mới, mọi người thường rút xăm (thẻ bói) để xem vận hạn trong năm. Nếu rút phải thẻ cát (thẻ tốt) thì mang về nhà. Nếu rút phải thẻ hung (thẻ xấu) thì sẽ buộc tại đền hoặc chùa cùng với lời nguyện ước chuyển hung thành cát.

Chúc các bạn có một năm mới an lành và hạnh phúc.

(Nguồn: Tổng hợp)

quangcao

CÔNG TY CỔ PHẦN SEN QUỐC TẾ
Chuyên Đào tạo Nhật ngữ – tư vấn hồ sơ du học Nhật Bản 
36A Đặng Tất P. Vĩnh Hải Tp Nha Trang Khánh Hòa
Tel/Fax: +8458.3838.279 Mobil: 0966.777.628 (Mr Ca)
Email: info@senquocte.com Website:http://senquocte.com
Facebook: https://www.facebook.com/senquocte

Trả lời

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.