mochinhat

Thú vị với ngày tết ở Nhật Bản

Các bài viết gần đây : 

Với ý nghĩa trừ đuổi ma quỷ và chào đón những vị thần, những điều may mắn sẽ đến với gia đình, người Nhật Bản thường treo shimenawa ở trước của nhà vào những ngày đầu năm mới. Cách trang trí của shimenawa có thể ở mỗi nhà sẽ khác nhau, nhưng nhìn chung, chúng đều mang những màu sắc sặc sỡ, ấm cúng, tượng trưng cho những điều tốt lành, bình yên luôn hiện diện trong cuộc sống của gia đình ngưởi chủ của Shimenawa.

y3JRu KuoWvJFlHR VnyFDbvSJty rxMMbkiJMVyngzAOctnxY DZ3 9N87BagxEd0xeE4x06UqmPnmspjEKrvNX5LNJyaZzaogIp9LGpFtATKpaf0keTHxeiWy jmVSWBap4

Shimenawa được treo trước của nhà với ý nghĩa xua đuổi tà ma.

Đặt Kadomatsu ở cạnh cửa

Một bó Kadomatsu truyền thống được làm bằng 3 ống tre tươi, vài cành thông được xếp theo số lẻ, và những chi tiết trang trí khác để Kadomatsu được đẹp hơn. Người Nhật quan niệm rằng hạnh phúc không thể chia được và nỗi bất hạnh mới cần phải “chia hết”, đó là lý do mà các cành thông luôn được chia theo số lẻ. Ngoài ra, thông còn được dùng bởi nó có ý nghĩa là sức sống bất diệt, dù cho thời tiết có khắc nghiệt tới đâu thì những cây thông vẫn xanh tươi, đâm chồi nảy lộc.

Dr jea7p yNvlacNaIPgY5WuBXSL11L8xlqz7wLtsMOWk2QwsK54wK Vk399gVJGpiuHKbWQLMyv qCX9Y5HfdCcqi373tEwcP5U2zGne5f1QAR Kp9YEdx MKgDfVigqCSC7Q

Kadomatsu tượng trưng cho sức sống bất diệt.

Đặt Wakazari trong bếp

Wakazari là một vòng tròn, được bện bởi một đoạn dây thừng, và được kết hoa lên phía đầu, chỗ móc treo. Người ta treo Wakazari ở bếp, với ý nghĩa tạ ơn những vị thần lửa và thần nước đã đem lại cuộc sống sung túc, những bữa cơm gia đình đầm ấm cho họ. Ngoài ra, Wakazari còn được treo ở mui xe ô tô và xe đạp để cầu an toàn trong năm.

JIp2 xIbysmuA0XEpE QkYKWEhj0 zY2XO3m5TS05I4woG0Kh9Ti1XkHzF 50dtwJU5qgKgmWI5f88dr60FjLww29fFGAynNxigoyQafHd4r4LV wYNV BrLnH6 FrzwAJDj v8

Wakaz với ý nghĩa mang lại cuộc sống sung túc.

Thắp hương cúng tổ tiên và các vị thần

Giống như Việt Nam, người Nhật Bản cũng cúng tổ tiên, các vị thần vào đêm giao thừa. Họ đặt các loại bánh dầy, bánh Tokonoma lên bàn thờ, nhằm tỏ lòng thành kính, và được các thần linh phù hộ. Khi ăn sẽ dùng đũa nhọn cả 2 đầu vì cả người và thần sẽ dùng.

Mâm cúng tổ tiên và các vị thần vào ngày lễ.

C2hRc0SRr hgQRDagfrRqlAG5YYjcZtLiJaC0lf4X3Cj 8C5jIgh rHbp28R fPAMgQVyFOPZppI4yHVReqIuEjrXlyFk B6dG5AklKmkhEstSHXl7gmFXgB 858Dv2UtGrI3OM

Mùng 1 tết ăn bánh dầy Ozoni

Trong truyền thuyết cổ ngày xưa của Nhật Bản, vào ngày mùng 1 tết, vị thần Toshidon đã xuất hiện, ban tặng cho các em bé ngoan và vâng lời cha mẹ loại bánh dầy Ozoni. Từ đó, với mong muốn được hưởng nhiều những món quà của các vị thần, người Nhật Bản thường ăn Ozono vào mùng 1 tết.

9Fr09BBP2EYYNNEk

Bánh dày Ozoni được ăn vào mồng 1 tết.

Lì xì đầu năm mới

Với quan niệm “xởi lởi trời cho”, “kính lão đắc thọ”, đồng thời mong muốn gửi tặng các em nhỏ những món quà ý nghĩa, người Nhật Bản thường mừng tuổi đầu năm cho các em bé, và người già. Thông thường, các em bé sẽ được nhận những chiếc phong bao xinh xắn trong đó có tiền, là sẽ cất đi, dùng dần cho việc học tập và mua những thứ quà xinh xắn dùng trong năm. Người già thì dùng tiền đó như một khoản tích lũy, phòng những lúc sức khỏe không tốt.

Những chiếc lì xì đầu năm là món quà rất ý nghĩa trong dịp tết.

08N9Yg6JY8G7vxf2bXL63Ig8K16BICJiI9JGDLUOp6BMOOHnLueZDl R g81wr7Amp E8FKCEeuVs7DmOwq vStjaoard64kHoSk 4Sd9rmfSRszLhJtLdWzlkEmfrBm9A kyEc

Chơi những trò chơi dân gian

Đây là hoạt động được nhiều người tham gia và tỏ ra thích thú. Các trò chơi mà người Nhật Bản hay chơi vào dịp năm mới là thả diều Takoage, đánh cầu lông Hanetsuki, chơi quay Komamawashi…

Những trò chơi dân gian thường được chơi vào dịp tết.

RnwcbF3vcubA1oQ0 SZgSo6mVRjBDeAv iDL5 CYaDZ5yp10AiWwj6UMLnydPV8OuH7WfFIUZZ Q1s6zVgzDPoPryWuE UBqoVhK1DKo0Z kLQqpD2st25ocUoK wgLoYNvECcI

Đi chùa vào năm mới

Mong ước năm mới sẽ được an khang, thịnh vượng, có nhiều sức khỏe và phát tài phát lộc, người Nhật Bản thường đi chùa vào những ngày đầu năm. Họ thường rút quẻ, nghe những lời “đọc quẻ” và lấy đó để chiêm nghiệm cho những ngày tới trong năm. Nếu có điềm dữ, họ sẽ nhận được lời khuyên và cách “chữa” để lại được may mắn.

Đi chùa đầu năm là một phong tục của người Nhật.

pcS SUq4G5r t Pop3jDZCdxa43HMrTSp4k6mYA1oo7YAAvCl3ytbRc8wXCAlwhKs0LPBvJRXgjw6u3Rm01q1BEOm4wRz YCvTuVrtpco jaDOE0Mr2A5BHnjOkI2cteciTA W4

Chuẩn bị thiệp ghi lời cảm ơn

Vào cuối năm, người Nhật Bản thường chuẩn bị những chiếc thiệp tùy vào mục đích sử dụng, tùy vào đối tượng được tặng mà những chiếc thiệp đó sẽ trang trọng, dễ thương, nhiều màu sắc hay nhã nhặn… với mục đích tri ân, gửi thông điệp yêu thương tới những người sống xung quanh mình như: sếp, họ hàng, người thân, vợ chồng hay con cái…Những tấm bưu thiếp sẽ được gửi tặng vào ngày mùng 1, và rất được người nhận nâng niu, quý trọng.

Những chiếc thiệp xinh xắn được tặng trong dịp tết.

Mỗi nước lại có một nền văn hóa đặc biệt và rất thú vị phải không nào. Chúc các bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức bổ ích về đất nước mặt trời mọc này nhé.

nguồn: apisschool

quangcao

CÔNG TY CỔ PHẦN SEN QUỐC TẾ
Chuyên Đào tạo Nhật ngữ – tư vấn hồ sơ du học Nhật Bản 
36A Đặng Tất P. Vĩnh Hải Tp Nha Trang Khánh Hòa
Tel/Fax: +8458.3838.279 Mobil: 0966.777.628 (Mr Ca)
Email: info@senquocte.com Website:http://senquocte.com
Facebook: https://www.facebook.com/senquocte

Trả lời

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.