Theo thống kê Từ tháng 1 đến tháng 3 năm nay đã có 2356 người nước ngoài nộp đơn xin visa tị nạn ở Nhật Bản, đây là số người đăng ký xin Visa tị nạn nhiều nhất từ trước đến giờ, năm ngoái số người xin visa tị nạn chỉ có 7586 người, theo bộ ngoại vụ thì trung bình mỗi năm sẽ có khoảng gần 10 nghìn người xin tị nạn.
Mặt khác số người xin visa tỵ nạn ngày càng tăng nhưng số lượng người được chấp nhận rất ít và ngày càng giảm.
Các bài viết tham khảo :
- Những điều cần biết về visa tị nạn
- Thủ tục thay đổi visa cư trú ( đổi visa lao động)
- Các loại visa và hướng dẫn xin visa cho người Việt
Được biết nước có số người xin Visa tị nạn nhiều nhất là Nepan, Indonesia. Số người được chấp nhận cấp Visa tị nạn trong vòng 3 tháng đầu năm chỉ có 1 người. Và có 13 người được ở lại để chăm sóc vì tính nhân đạo.
Nhật Bản cũng đã tham gia công ước về người tị nạn trong đó chấp nhận tị nạn “cho những người bị đàn áp gây sợ hãi do nguyên nhân về quan điểm chính trị, tôn giáo, phân biệt chủng tộc”.
Lý do số người xin tị nạn tăng nhưng được chấp nhận ít bởi ” Số người xin visa tị nạn vì mục đích ở lại làm việc hoặc định cư xin đi xin lại quá nhiều”. Từ mùa thu năm ngoái cục quản lý đã đẩy nhanh việc xét duyệt những hòi sơ nộp đi nộp lại nhiều lần nhưng vẫn không thể nào xét duyệt kịp vì số hồ sơ xin tị nạn quá nhiều.
Đối với người Việt Nam thì chắc cũng có rất nhiều người xin visa tị nạn, đặc biệt là các bạn tu nghiệp sinh, đi du học vì sắp hết hạn visa không gia hạn thêm được nên đăng ký xin visa tị nạn để ở lại thêm, vì trong thời gian chờ xét hồ sơ các bạn vẫn có thể ở lại Nhật được. Nhưng các bạn cũng nên biết rằng trong thời gian chờ xét duyệt thì bạn không được phép đi làm trong vòng 6 tháng kể từ khi nhận hồ sơ. Mà lý do đưa ra để xin tị nạn hầu như không chính đáng hoặc không thuyết phục nên khả năng để được Visa tị nạn Nhật Bản hầu như là con số 0.
Nhưng tại sao du học sinh hay tu nghiệp sinh Việt Nam ngày càng xin visa tị nạn nhiều hơn ???
Nhiều năm gần đây, một số cá nhân nộp hồ sơ xin phê duyệt trên thực tế không bị ngược đãi ở quê hương, song lý do họ vẫn nộp hồ sơ bởi vì trong quá trình chờ xét duyệt hồ sơ, họ có thể làm việc ở Nhật với mức tiền công cao hơn mức mà nhiều tu nghiệp sinh và sinh viên hiện đang nhận được.
Năm 2010, quy chế thay đổi đã cho phép những người này nếu tại thời điểm nộp hồ sơ xin ở lại theo diện tị nạn mà visa vẫn còn hiệu lực thì vẫn được làm việc từ 6 tháng sau khi nộp hồ sơ.
Điều này tạo điều kiện cho những tu nghiệp sinh ngành nông nghiệp hoặc sinh viên muốn ở lại làm việc.
Theo nguyên tắc, sinh viên chỉ có thể làm các công việc bán thời gian và ít hơn 28 tiếng/tuần. Các tu nghiệp sinh cũng thường phải làm việc dưới những điều kiện rất khắc nghiệt mà lương lại rất thấp.
Những người nộp hồ sơ xin ở lại theo cơ chế tị nạn có thể bắt đầu làm việc sau 6 tháng ở những môi trường tốt hơn và tiếp tục được làm việc cho tới khi hồ sơ được xét duyệt. Quá trình xét duyệt này thường phải mất tới vài năm.
Nguồn : japannet.vn