hanh ly 1

Hành trang cần chuẩn bị trước khi đến Nhật – Du học Nhật Bản

Chuẩn bị cho một chuyến đi, chắc hẳn các bạn du học sinh cần phải chuẩn bị rất nhiều thứ đúng không? Đặc biệt nếu đây là một chuyến đi đến một miền đất mới với một cuộc sống mới thì các bạn sẽ cần phải chuẩn bị rất nhiều.  SEN QUỐC TẾ xin chia sẻ một số điều cơ bản các bạn cùng tham khảo nhé!

Các bài viết tham khảo : 

I. Về tinh thần:

Ai cũng thế lúc sắp đi xa sẽ vừa mừng vừa lo! Nhưng hãy yên tâm vì bao nhiêu người vượt qua được thì mình cũng làm được. Nói chung là mọi thứ sẽ だいじょうぶ.

Thời buổi công nghệ thông tin nên sang đây chỉ 1-2 ngày là các bạn có thể liên lạc về với gia đình,bạn bè được ngay nên không phải bịn rịn, nhớ nhung gì nhiều đâu.

Nhưng thời gian trước khi đi lưu ý đừng để bị cảm, va qụet gì kẻo lại phải hoãn thời gian đi lại thì hơi phiền.

II. Các thứ cần chú ý:

A. Hành lý mang theo:

1. Tiền:

Nên đổi ra tiền Yên. Vì mang tiền Việt hay đô qua cũng sẽ rắc rối. Đổi tiền Yên thì nên đổi cỡ 10000-20000 là tiền 1000 yên để qua xuống sân bay lúc mua sắm hay đi xe bus dễ xử lý hơn.

Mang theo bao nhiêu thì tùy hoàn cảnh. Tuy nhiên thì nên mang theo cỡ 2-3 tháng sinh hoạt (khỏang 15 0000 yên~200000 yên) để đề phòng bất trắc.

2. Các vật dụng cá nhân:

Đa số người từ VN qua thường mai theo dầu gội đầu ,kem đánh răng và nhiều thức chất lỏng khác v.v…. Việc này nói chung không có vấn đề gì cả nhưng không nên mua nhiều vì sẽ làm nặng hành lý. Chỉ mua cho vừa đủ dùng tháng đầu và sau khi qua mua tại Nhật cũng không sao.

Bên Nhật vừa rẻ lại tốt, nhưng nên mang theo ít vì mới sang ko có tiền mua sắm nhiều (tính cho dung 2-3 tháng đầu là ok).

BnBeM6LDUkXoQIM0fsTTWvUcDYlUbdwUUBGwnCjObpVAlKVeZAVdTr sVPLZkpYmXCTlAZwWuoMGarqzA7Su oceH8v6mLj4veIygP6V7DKM2qlv W1jT39WEgMy4ZDZ9YH3tXno

3. Máy tính và đồ điện tử:

Nếu bạn muốn qua và dùng liền thì nên mang theo máy tính từ Việt Nam. Còn không thì có thể mang tiền theo và mua ở Nhật (sẽ có sự lựa chọn nhiều hơn ở VN).

Các loại đồ điện khác như bàn ủi, máy sấy tóc v.v… thì có lẽ qua Nhật rồi mua cũng không có vấn đề gì. Giá cũng không cao hơn ở Việt Nam đâu.

Hơn nữa nguồn điện bên Nhật cũng khác bên mình nên mua từ bên này sẽ tiện hơn. Giá cho bàn ủi hay máy sấy tóc loại thường cũng 1-2 sen (200-400 ngànVND).

4. Thuốc cảm cúm,đau đầu…:

Thuốc ở Nhật rất tốt nhưng mắc và có thể các bạn chưa khá tiếng Nhật để giải thích khi đi mua thuốc.

Và vừa mới qua,chưa quen thời tiết, bị cảm sẽ rắc rối nên mua theo 1 số thuốc tây (vừa đủ dùng) và nếu có những thứ thuốc nào hay dùng thì nên mua mang theo. Tất cả các loại thuốc gì có thể cầm đi đuợc thì nên cầm theo hết (thuốc hạ sốt, nhức đầu, ho, sổ mũi, viêm họng, bông băng, dầu gió,…). Mấy thứ này cũng nhẹ, cầm qua nhiều cũng không sao. Những ngày đầu mới qua, nếu bị cảm hay bệnh, có cái mà ứng phó . Vì sang đây là sẽ tự mình lo cho mình tất cả.

5. Quần áo ,giày dép:

Người Nhật không để ý về cách ăn mặc nhiều ,các bạn nam thì quần bò áo phông hoặc quần vải áo sơ mi là ok.

Các bạn nữ thì bên này đa số mặc váy nên:

Chỉ nên sắm vừa đủ. Không nên mua nhiều vì có nhiều thứ ở VN là mốt nhưng ở Nhật bị không phù hợp. Giá cả ở Nhật cũng rẻ nên hãy để qua Nhật mua. Chú ý:

a. Áo lạnh (áo ấm):

Vì các em sang vào đầu tháng 10, ở Nhật vẫn chưa lạnh (rét), nhưng đến khoảng tháng 12-1 nhiệt độ có ngày xuống khoảng 3-4 độ C, nên các em cần chuẩn bị áo lạnh cho kỹ; nhất là các em đi từ trong miền Nam, chưa bao giờ gặp cái lạnh như vậy trong đời. Có thêm khăn len quàng cổ, găng tay thì càng tốt. Mỗi thứ mua 1-2 cái là đủ, vì cũng chỉ xài lúc mới qua thôi, đến mùa đông năm sau, mua cái khác ở Nhật, hợp thời trang mà cũng không mắt (đắt) lắm đâu.

b. Một bộ áo vest (comle) đối với các bạn nam còn bạn nữ thì 1 bộ áo dài:

Cái này rất cần. Trong các buổi lễ như khai giảng, kết thúc năm học … ai cũng mặc áo vest, em nào không có thì phải mua, rất là tốn tiền. Dĩ nhiên các em có thể mượn các anh chị bên này, nhưng không phải lúc nào cũng tìm được người cùng size với mình. Vì vậy, các em nên tranh thủ mua sẵn từ khi còn bên VN là hay nhất. Và nhớ là mua màu đen cho hợp thời trang. Sinh viên Nhật thường mặc màu đen.

c. Giày dép:

nên mua 2-3 đôi giày lười (giày thể thao,ba ta) để tiện cho đi học và đi làm. Vì bên này chủ yếu là đi tàu điện và đi bộ. Giày bata thì tiện lợi cho lúc đi làm thêm.

Lưu ý:nên mua1-2 quần vải màu đen vì có một vài công việc như làm trong khách sạn, một vài quán ăn bắt buộc các bạn phải có quần vải đen họ mới cho làm.Nhưng nên may rộng rãi để còn làm việc,đừng ôm bó vào người nhé.

6. Thức ăn:

Mang theo 1 số thức ăn khô và đồ gia vị để phục vụ những ngày đầu chưa quen hay chưa đi mua sắm được tại Nhật.

Thức ăn của Nhật nhìn chung cũng dễ ăn, nhưng đối với một số em, có thể chưa quen trong thời gian đầu. Vì vậy, các em nên đem theo mì gói hay phở, bún ăn liền sang. Còn đem bao nhiêu là tùy mỗi người. Có em có thể ăn mì gói liên tục trong 3 ngày, có em tối đa cũng chỉ 1 ngày. Khi ngán mì gói, tự nhiên em sẽ ăn thức ăn Nhật được thôi.

dMTRHknF1sUO3nukaezuTUSDYWw5QBYLCF9DaSNuDWDyszvvNIQNdDQhiQuQkgHecrm5y1M4y7j1yBdI iucMlNllOqTXbYowVlk7324gMXz7kFPBrG33iCejdhNJTLrv2SQgkRO

Bên này cũng có nhiều quán ăn Việt bán mì tôm hay gia vị,nhưng cũng mắc nên mang được càng nhiều thì càng tốt,để tiết kiệm trong thời gian đầu.

Các em mới sang khi đi siêu thị nhìn giá cả sẽ quy ra tiền Việt và không dám mua đâu hiii.

7. Hình (ảnh) thẻ:

Sau khi qua Nhật sẽ phải đi làm thẻ ngoại kiều, xin việc làm thêm và người ta đòi ảnh (hình). Nên hãy mang theo vài tấm cỡ 3-4 (20tấm) và 4-6(10tấm). Tất nhiên qua Nhật đi chụp cũng được nhưng nếu có thì mang theo sẽ đỡ rắc rối hơn. Vì chụp ở Nhật là tự đi chụp ở cây tự động,nếu ko biết chỉnh ảnh sẽ xấu và mỗi lần chụp mất 800-1000\/4tấm (quá mắc)

8. Quà cáp:

Đây là vấn đề nan giải nhiều người phân vân. Nhưng thật ra thì chẳng có gì phải lo cả. Bạn có thể mua bất cứ thứ gì nhưng lưu ý có lẽ cái gì Việt Nam 1 chút xíu(Ví dụ như chùm giây đeo chìa khóa ,hộp café để tặng thầy cô…) vừa gọn nhẹ mà không phải tốn nhiều chi phí.

9. Những ai có ý định tìm cơ hội ở lại:

Mang theo tất cả các giấy tờ liên quan (bảng điểm, bằng cấp v.v…) có công chứng và nếu có bản tiếng nhật thì mang luôn cả bản tiếng nhật nữa!

+Thẻ ngoại kiều:

Mang hộ chiếu và 2 tấm ảnh ra Trụ sở chính quyền địa phương làm 20 phút và sẽ có 1 giấy hẹn 3 tuần sau lên lấy. Nơi dễ thì có thể ủy quyền người khác (Giám đốc công ty v.v…), còn bình thường thì phải chính bản thân mình lên lấy.

+Điện thọai:

Thứ mà nhiều người muốn mua ngay sau khi qua Nhật. Nhưng để có thể mua điện thoại bạn cần phải có tài khỏan ngân hàng.

+Tài khoản ngân hàng:

Để làm tài khoản ngân hàng cần có con dấu và Thẻ ngoại kiều (có nơi chấp nhận hộ chiếu). Vì thế nên bạn phải chờ ít nhất là 3 tuần để có thể đi làm tài khoản ngân hàng và mua điện thoại.

10. Các thứ khác:

Ngoài các thứ đáng lưu ý đã liệt kê phía trên, còn các nhu yếu phẩm khác như khăn mặt, bàn chải đánh răng, xà bông, đồ dùng học tập, nói chung là cảm thấy thiết yếu với bản thân mình, các em đem được bao nhiêu thì đem.

+ Ở Nhật có cửa hàng100\ (giá mỗi loại cả thuế là 108\,có đầy đủ các dụng cụ dung cho sinh hoạt,học tập như bát đũa,bút,vở… nên sang đây mua cung ok)

0FeJPnqX2ioka0IezPpXS4pM Yj1OXzMTbRKnFoXCiH5aJnWxa2tsv0c2K72Scsp4dyqQ09Fn

B. Những điều nên chú ý:

1. Va ly và túi xách:

Qua Nhật phải đi bộ nhiều nên hãy chuẩn bị va ly và túi xách thật chắc chắn kẻo lại bị đứt dây gãy chân giữa đường thì sẽ cười ra nước mắt. Đừng tiếc tiền vì 2 chiếc valy, sau này các bạn còn dung khi về Việt Nam thăm gia đình nữa mà.

Và khi cho hành lý vào valy cũng không nên nhồi nhét quá căng vì nếu qua bị mở ra kiểm tra và sau đó không đóng lại được nữa thì hơi rắc rối.


2. Hành lý xách tay và hành lý gửi:

Những thứ quan trọng và dễ vỡ như máy tính v.v.. hãy cho vào hành lý xách tay. Còn hành lý gửi thì nên nắm rõ từng phần là gì. Ví dụ bạn có được ai gửi 1 bọc kín thì cũng nên mở ra xem để nếu qua sân bay bị hỏi còn có thể trả lời và cũng là 1 cách chắc chắn đồ gửi không vô tình vi phạm vào hàng cấm.

Hành lý gửi được 40 ky (chia 2 kiện đều nhau) và hành lý xác tay được tối đa 7kg
-Hãy mang theo 1 cây viết và ghi luôn các thông tin sau:

+Số hộ chiếu

+Địa chỉ nơi đến(Trường học, công ty)

+Đia chỉ nơi làm việc v.v..

3. Những giấy tờ cần xuất trình khi nhập cảnh:

1. Giấy Phép nhập học (sau khi nhân viên kiểm tra sẽ trả lại cho các bạn)

2. Giấy chứng nhận lưu trú

3. Giấy đăng ký tư cách hoạt động làm thêm (giấy này nhà trường sẽ gửi cho các bạn, các bạn chỉ cần mang theo là được. Có chứng nhận này, các bạn sẽ được phép làm thêm bên cạnh việc đi học tại trường)

Khi làm thủ tục nhập cảnh bạn sẽ được đóng dấulàm thêm trên thẻ ngoại kiều luôn tại sân bay. Nên khi làm thủ tục đăng ký thẻn goại kiều nhớ xin luôn dấu làm thêm nhé.

Nếu quên thì lại phải nhờ trường đưa đi lên cục xuất nhập cảnh xin bổ sung sẽ mất thời gian lắm.

※ 3 loại giấy tờ nêu trên các bạn tuyệt đối phải để trong hành lý xách tay, không được quên.

Chuẩn bị về kiến thức

Trước khi vào kỳ học,đa số các trường sẽ có bài kiểm tra để phân loại lớp học. Vì vậy các bạn cần chuẩn bị tốt cho bài kiểm tra này. Nhiều bạn chủ quan trước khi bay nghỉ học cả tháng trời để về chuẩn bị hành lý,chia tay chân bạn bè… Và đến khi bay thì chả còn nhớ gì bài vở cả hic.

Bài kiểm tra tùy theo trường sẽ có những mục khác nhau, nhưng đa số sẽ có phần từ mới, nghe, kaiwa.

Tùy theo khả năng các bạn làm được tới đâu,sẽ được phân lớp học.

1.Bài làm tốt: sẽ được xếp lớp học cao,nghĩa là được học tiếp,không phải học lại Minnanonihongo nữa (tiết kiệm thời gian để học cái mới, nghĩa là cũng tiết kiệm được khá tiền học phí học lại đó).

2.Bài làm kém: sẽ được xếp lớp học lại, như vậy vừa tốn tiền học phí,vừa học lại kiến thức đã học ở Việt Nam rồi (gọi là lãng phí đó).

SEN QUỐC TẾ 

CÔNG TY CỔ PHẦN SEN QUỐC TẾ
Chuyên Đào tạo Nhật ngữ – tư vấn hồ sơ du học Nhật Bản 
36A Đặng Tất P. Vĩnh Hải Tp Nha Trang Khánh Hòa
Tel/Fax: +8458.3838.279 Mobil: 0966.777.628 (Mr Ca)
Email: info@senquocte.com Website:http://senquocte.com
Facebook: https://www.facebook.com/senquocte

Trả lời

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.