「経営・管理」は経営者・管理職として活動するための在留資格です。「経営・管理」は、外資系企業(外国人または外国企業の資本がほとんどの企業)の経営を行う場合の在留資格でしたが、2015年4月1日より、日本企業の経営者や管理職であっても認められることになりました。
Nếu bạn không thể tìm được việc làm tại Nhật , đồng thời không kiếm được nơi học tập, bạn có thể đăng ký visa đầu tư. Với visa này bạn lập công ty cũng được, hoặc lấy nó làm visa tạm thời cũng được, đây là cách mà ta có thể thực hiện được. Thêm vào đó việc xin visa này cũng khá dễ dàng trong lần xin đầu tiên và thực sự là kinh doanh.
Các bài viết liên quan :
- Muốn sống hay làm việc lâu dài tại Nhật – nhập quốc tịch hay xin visa vĩnh trú
- Thủ tục làm visa thăm người thân ở Nhật
- Tin vui về thời hạn lưu trú tại Nhật : xin visa đi Nhật tăng thêm 10 năm
Cục di dân Nhật Bản luôn chào đón những người có khả năng đầu tư vào Nhật Bản vì thế họ đã lập ra visa kinh doanh, đầu tư. Đầu tiên, người xin visa loại này nhất định phải đăng ký công ty tại Nhật Bản, người Nhật thường gọi đó là Kabukaisha 株式会社( công ty cổ phần – dạng cty lớn ) hoặc 合同会社 Godokaisha ( Công ty TNHH – dạng cty nhỏ ).
Vốn điều lệ bước đầu khoảng 500 man yên, tương đương một tỷ VND. Các ngành kinh doanh không giới hạn có thể là ẩm thực, du lịch, buôn bán, thậm chí là buôn bán bất động sản vv… sau khi công ty hoạt động được 1 tháng, nhà đầu tư có thể làm thủ tục xin visa kinh doanh, đầu tư. Thời gian visa lúc đầu sẽ là 1 năm, sau lần xin thứ 6 bạn có thể làm thủ tục xin nhập quốc tịch. Công ty lập ra chủ yếu là để phù hợp với luật pháp của Nhật Bản, do đó công ty nhất định phải duy trì tình trạng kinh doanh trong 5 năm, nếu làm được như thế việc lấy được visa nhất định nằm trong tầm tay.
So với quy chế đầu tư của các nước như Canada, Úc, Singapo, Mỹ, và nhiều nước khác chúng ta có thể dễ dàng nhận ra rằng ở Nhật Bản và Mỹ họ không đòi hỏi kinh nghiệm kinh doanh và cổ phần hóa trong kinh doanh; còn về phương diện nhân sự,so với Canada, Úc, Singapo họ đòi hỏi số lượng nhân sự cao thì Nhật Bản lại không yêu cầu về mặt này. Số tiền đầu tư các nước khác nhau sẽ khác nhau, ở Nhật Bản vốn yêu cầu đối với một công ty là 500 man yên. Phí đăng ký trong nước ở Nhật Bản là 0 yên , ở Canada là 80 man đôla Canada, ở Úc là 75 man đô la Úc, ở Mỹ là 50 man đô la Mỹ, Hong Kong là 650 đôla Hong Kong, Singapo là 100 man đô la Sin.
Ưu điểm đăng ký công ty ở Nhật Bản
1. Bạn có thể tự do lựa chọn tên công ty, vốn điều lệ cho một công ty không giới hạn, vốn điều lệ dù ít dù nhiều đều ok. Chính phủ Nhật Bản cho phép đặt tên công ty theo các mục: quốc tịch, tập đoàn, cổ phần, xí nghiệp, đầu tư, doanh nghiệp, hiệp hội, thương hội,hội liên hiệp, hội thúc tiến, trung tâm, viện nghiên cứu, nhà xuất bản, tòa soạn vv…
2. Ở Nhật Bản các ngành bạn có thể đầu tư kinh doanh là rất lớn, các doanh nghiệp có thể kinh doanh đủ loại ngành nghề tùy vào khả năng tài chính của nhà đầu tư, từ bệnh viên, vận chuyển hàng hóa, xuất nhập khẩu, bất động sản kiến trúc , đến thời trang, kĩ thuật công nghệ, công nghiệp may mặc, du lịch, văn hóa, xuất bản, tất cả các ngành nghề khó xin kinh doanh trong nước đều có thể xin kinh doanh ở Nhật Bản.
3. Nhà đầu tư có thể sử dụng thương hiệu Nhật Bản để tạo sức cạnh tranh cho sản phẩm của công ty, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường quốc tế. Bạn có thể thành lập công ty sản xuất các mặt hàng như: xe hơi, điện máy, trang phục, đồ chơi vv… nhờ vậy mà nâng cao danh tiếng cho sản phẩm, tăng sức cạnh tranh cho công ty.
4. Lấy được visa kinh doanh ở Nhật Bản, nếu bạn đang ký kinh doanh tại Nhật, bạn có thể đề xuất xin visa kinh doanh ở Nhật. Nếu bạn xin 5 lần trở lên, bạn có thể xin nhập quốc tịch Nhật Bản, nếu bạn lưu trú tại Nhật trong 10 năm bạn có quyền xin visa vĩnh trú.
5. Nhật Bản cho phép các công ty Shell tồn tại.bạn không cần phải đến Nhật để xin giấy phép đăng ký công ty. Nếu thủ tục đăng ký quá phiền phức bạn có thể uy quyền cho một người nào đó giúp bạn đăng kí. Có nghĩa là từ trong nước bạn vẫn có thể đăng ký visa kinh doanh và có visa rồi bạn mới sang Nhật cũng được.
Tóm tắt nội dung
1, Ở Nhật Bản, bạn cần phải có tên của một người thay bạn đứng ra đăng kí kinh doanh.
Thành lập công ty ở Nhật Bản, bạn phải có một người Nhật Bản đứng ra bao lãnh cho bạn đăng kí.
Hiến pháp tháng 7 năm 2012 được sửa đổi quy đinh , người nước ngoài không có visa trên 3 tháng thì không thể đứng ra đăng kí nơi thường trú, vì thế người không có visa trên 3 tháng sẽ không thể đăng kí thành lập công ty. Do đó bạn cần tìm một người thay bạn đi đăng kí.
Đối với người giúp mình đi đăng kí thì không có yêu cầu đặc biệt, người đó có thể là người Nhật Bản, người có visa Vĩnh trú, người có visa lao động hoặc thẩm chí là du học sinh cũng có thể đăng kí được.
2, Tiền vốn
Vì vốn công ty được sự dụng ở Nhật Bản, vì thế nhà đầu tư cần chuyển tất cả vốn đầu tư khoảng 500 man yên vào tài khoản của người đăng kí công ty. Nếu bạn không tin tưởng người đó thì tốt nhất bạn đừng nên mạo hiểm.
3, Chuyển đổi tên người đăng kí thành lập công ty
Sau khi nhà đầu tư xin được visa đầu tư, thì có thể đến Nhật Bản đăng kí nơi thường trú, sau đó có thể làm thủ tục chuyển đổi người đăng kí công ty.
Trên nguyên tắc thì nhất định phải làm thủ tục chuyển đổi,nếu không chuyển đổi thì không thể xác định ai là người bỏ vốn ra đầu tư, như vậy sau này sẽ rất khó khăn cho việc xin cấp lại visa.
4, Lịch trình làm hồ sơ đăng kí thành lập công ty.
Xác định lĩnh vực kinh doanh, chọn địa điểm đặt công ty.
Bạn có thể thuế hoặc mua bất động sản để làm công ty, nhà đầu tư có thể lấy nơi đặt công ty làm địa chỉ thường trú của mình khi đến Nhật Bản.
Hồ sơ thành lập công ty
Nhà đầu tư sau khi đến Nhật Bản cần phải lập tức đi đăng kí nơi cư trú, sau đó làm thủ tục cư trú trong vòng 90 ngày kể từ ngày đến Nhật Bản. Ngoài ra, cần lưu ý rằng những thủ tục đó phải đích thân mình đi làm, không được uy thác cho bất kì người nào, nhà đầu tư hãy đến các cơ quan nhà nước nơi mình làm việc để đăng kí. Để chuyển đổi tên nhà đầu tư, người đầu tư cũng phải đích thân đến cơ quản nhà nước làm giấy phép chuyển đổi.
- Đến xin giấy phép taị cái cơ quan nơi mình đăng kí
- Chuẩn bị kế hoạch kinh doanh
- Chuẩn bị các thủ tục đăng kí kinh doanh
- Xin hải quan visa kinh doanh
- Lấy được visa kinh doanh
- Bắt đầu kinh doanh
Các điểm cần lưu ý
Không Thể Lấy Nhà Riêng Làm Văn Phòng
- Trường hợp Visa đầu tư kinh doanh đăng kí rất tốn kém. Hơn nữa có nhiều vấn đề không hiểu kĩ, trong đó có vấn đề về văn phòng.
- Để đăng kí Visa đầu tư kinh doanh phải mượn được văn phòng, đây là vấn đề thực tế và rất tốn kém. Tức là để mượn được văn phòng phải đặt cọc trước 6-10 tháng tiền nhà, và cho tới khi nhận được Visa không chắc là sử dụng văn phòng đó để kinh doanh. Dó đó, số tiền đặt cộc đó thành tiền chết.
- Trường hợp lấy nhà riêng làm văn phòng là không được chấp nhận. Vì nó không đáp ứng được yêu cầu về văn phòng nên sẽ không cho phép. Vì quá trình xét duyệt đều phải theo quy định của cục nhập cảnh nên không có trường hợp ngoại lệ. Khi làm thủ tục đăng kí Visa phải xuất trình hợp đồng thuê văn phòng nên nếu không chứng minh được mục đích thuê để làm văn phòng thì sẽ không xin được Visa
Visa kinh doanh không phải để đi làm thêm
Sau khi xin được Visa đầu tư kịnh doanh, cần thiết phải chú ý. Có nhiều người nước ngoài sau khi xin được Visa đều ra sức đi làm thêm.
Visa đầu tư kinh doanh là Visa cho giám đốc nên làm thêm là hoạt động ngoài tư cách lưu trú. Bạn phải biết rằng nó không phải là Visa để đi làm thêm.
Và vì nó là Visa kinh doanh xã hội nên tất cả các hoạt động làm ở văn phòng như tổng vụ, thuế kế toán như một công ty là đương nhiên. Nếu không thực hiện đúng thì khi xin đổi kì hạn Visa sẽ không được chấp nhận. Vì vậy phải chú ý sau khi lấy được Visa.
Đầu Tư Và để Duy Trì Kinh Doanh Cần Có Tối đa 500. 0000 Yên!
Mặc dù đã nhận được Visa quản lý đầu tư ,nhưng một số đông người buộc phải về nước vì không gia hạn tiếp được .Lý do mỗi người khác nhau, nhưng đa số là bạn phải có giấy tờ chứng minh được hoạt động kinh doanh của bạn là có hiệu quả, dựa trên số liệu báo cáo thuế hàng tháng .
Nguồn : vietnhatdong.com và Asia group